Showing posts with label Dinh dưỡng và sức khỏe. Show all posts
Showing posts with label Dinh dưỡng và sức khỏe. Show all posts

3 tác hại nghiêm trọng nhưng ít được biết đến của tỏi

Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi nặng thì có thể dẫn đến tử vong.


 ăn nhiều tỏi có thể gây ảnh hưởng đến mắt, gan, thận và một số bệnh khác. 
Khi ăn tỏi cần phải lưu ý những điều không mong muốn sau:
* Tác hại khi ăn tỏi
- Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.
- Có những người không ăn được tỏi do dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.
* Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi
- Không ăn cả tép tỏi nguyên
- Không nuốt cả tép tỏi
- Không ăn tỏi khi đói
- Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
- Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi, đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.
- Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút
- Không dùng tỏi đắp lên da đối với những người dị ứng với tỏi
- Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.

Chữa bệnh liệt dương: Ăn loại rau này trong vòng 1 tháng sẽ khỏi

Từ lâu, người ta đã biết đến rau hẹ có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương, nhưng ăn thế nào cho đúng và tốt cho bệnh thì không phải ai cũng biết.

Ca dao có câu: “Gió đông lạnh buốt tái tê, thanh hao lá hẹ tràn trề cỗ xuân”. Trong thời tiết nắng ấm có pha chút lành lạnh đầu xuân, rau hẹ phát triển tươi tốt trong vườn. Thứ rau này là thực phẩm của cả bốn mùa, nhưng ăn vào mùa xuân là tốt nhất.
Tục ngữ đã nói: “Ăn hẹ xuân thì thơm, ăn hẹ hè thì thối”. Mùa xuân thời tiết nóng lạnh bất thường cơ thể cần phải bảo dưỡng dương khí, mà rau hẹ lại có tính ôn nên rất thích hợp trong việc ôn bổ dương khí, bởi vậy hẹ còn được gọi là “rau khởi dương”. Rau hẹ khá giàu chất dinh dưỡng bao gồm đường, đạm, mỡ, caroten, vitamin B, C, chất xơ, canxi, photpho, sắt,… đặc biệt còn chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm. Rau hẹ mềm mại, có mùi thơm đặc biệt, vị lại hơi cay nên rất dễ ăn, được dùng làm gia vị đồng thời làm rau ăn. Từ xa xưa, trong thành phần nhân bánh bao, vằn thắn, sủi cảo… không thể thiếu rau hẹ.
Theo y học cổ truyền, rau hẹ vị ngọt cay, tính ấm, có công dụng ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương. Với chứng dương hư thận yếu, liệt dương, di mộng tinh, lưng đau gối mỏi có thể lấy 250g lá hẹ, 60g nhân hồ đào, dùng dầu vừng xào chín, ăn trong ngày, dùng liên tục trong một tháng sẽ có công hiệu rất tốt. Với chứng tỳ vị hư hàn gây đi lỏng có thể lấy 100g gạo nấu thành cháo loãng rồi cho 60g lá hẹ tươi rửa sạch thái nhỏ vào quấy đều, ăn nóng mỗi ngày một thang, dùng 6 tháng liên tục có thể đạt được mục đích kiện tỳ chỉ tả.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, rau hẹ có nhiều chất xơ nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, phòng chống bệnh táo bón và sâu răng. Chất xơ trong loại rau này còn có khả năng cân bằng các nhóm vi khuẩn đường ruột, giảm thiểu tác động của các chất gây ung thư niêm mạc ruột, dự phòng tích cực bệnh ung thư đại tràng. Ngoài ra, rau hẹ còn có tác dụng hỗ trợ trị liệu tăng huyết áp và các bệnh cơ tim.
Lưu ý: Rau hẹ khó tiêu nên mỗi lần không ăn quá nhiều. Ngoài ra, những người có thể chất âm hư nội nhiệt, hay bị mụn nhọt và mắc các bệnh về mắt thì nên kiêng ăn rau hẹ. Người xưa khuyên không dùng loại rau này ăn cùng với mật ong và thịt bò.

Những thực phẩm không nên nấu chung với nhau

Một số loại thực phẩm khi nấu chung, hoặc đưa vào cơ thể cùng một lúc có thể tương tác nhau gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Trong chế biến món ăn, cũng như món ăn bài thuốc trị bệnh, nên lưu ý tránh những thức ăn “kị” nhau. Dưới đây là một số lời khuyên của thầy thuốc Đông y, được đúc kết từ lâu đời:
- Thịt heo không nên ăn với ốc bươu, cam thảo.
- Thịt bò, thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.
- Gan dê không nên ăn với măng tre.
- Măng tre không dùng chung với mạch nha.
- Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).
- Củ tỏi không nên ăn chung với cá trắm (vì sẽ dễ làm cho bụng chướng đầy, hay sinh ra sán).
- Cua không nên dùng với cam, quít (vì dễ gây buồn nôn).
- Thịt gà, trứng gà không nên ăn với quả lí.
- Quả lí không nên nấu chung với cá trắm đen.
- Cua không nên ăn với mật ong, kem, sẽ làm ứ trệ ở dạ dày.
- Cua không nên ăn với bí đỏ.
- Bí đỏ không nấu với tôm.
- Thịt dê không nên ăn chung với bí ngô, hoặc không nên dùng nồi đồng để nấu.
- Kị việc dùng cành củi cây dâu tằm để nấu thịt lươn.
- Lươn kị nấu với táo đỏ.
- Thịt lươn trắng kị ăn với giấm.
- Cua không nấu với quả cà dái dê.
- Bắp kị nấu với ốc.
- Ốc không nấu với mì để ăn.
Tùy theo mỗi người, mà những món ăn “kị” nhau sẽ gây nên những chứng như: khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Thận yếu thì phát theo chứng của thận, dạ dày yếu thì phát chứng dạ dày.

Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau

Không phải thực phẩm nào cũng có thể nấu chung với nhau. Những loại thực phẩm có thành phần vitamin và khoáng chất không tương đồng khi nấu có thể làm hòa tan các chất dinh dưỡng có trong bát cháo của con khiến bé ăn hoài không lớn. Cũng có những loại thực phẩm có thời gian tiêu hóa khác nhau, độ nhai khác nhau nếu nấu chung có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu.
Nấu ăn dặm cho trẻ là một “nghệ thuật” và mẹ hãy ghi nhớ những qui tắc sau để làm một đầu bếp “nghệ sĩ” thật chuẩn cho trẻ
Cải bó xôi và tôm
Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau - 1
Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic.  Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.
Thịt lợn và đậu nành
Theo quan niệm của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn và đậu nành không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu nành là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt-pho nên khi kết hợp chế biến đậu nành với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu có khả năng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Với trẻ ăn dặm chỉ hay ăn thịt nạc, nếu mẹ nấu thịt lợn cùng đậu nành cho con thì sẽ rất phí chất.
Cam dầm sữa
Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau - 2
Nhiều mẹ có thói quen làm cam dầm trộn thêm sữa cho con ăn chiều. Thực ra, đây là một quan niệm sai lầm. Nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa trong cơ thể bé.
Thường món cam sữa hay nước cam sữa chua rất hay được mẹ Tây dùng làm mẹo trị con táo bón vì sau khi uống món này, cơ thể các bé sẽ có phản ứng muốn “tống” ngay chúng ra ngoài.  
Gan xào rau cần hay cháo gan cà rốt
Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau - 3
Gan rất nhiều sắt và tưởng như tốt cho trẻ. Tuy nhiên nếu nấu chung gan với rau cần hay cà rốt, bé sẽ chẳng hấp thụ được tí sắt nào. Lý do: Cellulose xung khắc với sắt. Các loại gan động vật có chứa nhiều sắt, nên nếu được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt chứa nhiều cellulose, cellulose sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể bé.
Óc lợn và trứng gà
Nhiều mẹ có thói quen mua óc lợn về rồi đập trứng gà vào rán lên hoặc hấp cho bé ăn. Món ăn này rất thơm ngậy nên bé nào cũng mê. Tuy nhiên chúng lại không tốt cho trẻ. Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu trẻ.
Canh, súp cà rốt và củ cải
Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau - 4
Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước bé thích mê, Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho con về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.
Nước ngọt có ga và cơm
Với các bé lớn, mẫu giáo, khi biết uống nước ngọt có ga thì thường rất mê. Nhiều bé đòi mẹ bữa ăn cơm phải có một cốc nước có ga bên cạnh mới chịu ăn. Và vừa ăn vừa uống nước ngọt. Cách chiều con như vậy là sai lầm. Uống nước ngọt khi ăn cơm sẽ  làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày.

9 thực phẩm hay ăn chứa độc tố tự nhiên rất độc hại

Trong các loại thực phẩm mà các bà nội trợ mua sắm thường ngày, chắc hẳn sẽ có cá, nấm, măng, ớt, củ cải... Vì vậy, hãy thận trọng khi chế biến và sử dụng vì chúng có độc.

Từ trước đến nay, vấn đề ngộ độc thực phẩm vẫn luôn là mối đe dọa đối với sức khỏe chúng ta, nhất là những dịp hội hè, lễ Tết... Nhằm giúp bạn đọc thêm an toàn khi dùng thực phẩm, chúng tôi xin giới thiệu một số thực phẩm có độc tố tự nhiên để các bạn thận trọng khi chế biến và sử dụng.
Độc tố từ mật cá
Mật cá trắm với lời đồn truyền miệng rằng uống sống sẽ tăng cường sức khỏe, thế là có người uống. Khỏe đâu chưa thấy nhưng người uống có thể phải đưa đi cấp cứu. Trong mật cá có một chất alcol steroid là 5 a cyprinol, chất này sau khi vào dạ dày, được hấp thu vào máu đi tới gan, thận gây ra suy gan và suy thận cấp. Triệu chứng xuất hiện 1 - 2 giờ sau khi uống mật cá: người bệnh thấy khó chịu, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy, 1 ngày sau thấy đái ít dần rồi vô niệu, có thể phù hai chân, đau đầu, tăng huyết áp, vàng da nhẹ, dần tới suy thận, suy gan và có thể tử vong nếu không đi cấp cứu kịp thời tại bệnh viện để lọc máu. Vậy từ nay, bạn nhớ rằng không bao giờ uống hoặc để cho người thân của bạn uống mật cá trắm nhé!
Chất độc từ nấm
9 thực phẩm hay ăn chứa độc tố tự nhiên rất độc hại
Trên thực tế, có rất nhiều loại nấm: có loại nấm lành và có loại độc, ai không may ăn phải nấm độc sẽ phải học bài học cuối cùng. Nấm độc thường có ở rừng bắt đầu vào mùa mưa hoặc nấm dại mọc ở ven đường. Nấm độc được chia làm 2 nhóm: nhóm nấm xuất hiện triệu chứng ngộ độc sớm trước 6 giờ sau khi ăn, điển hình là nấm amanita muscaria, anipantherina, nấm đỏ hay nấm mặt trời.
Người bị ngộ độc có triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật cơ, đau cơ, ảo giác… thường không gây tử vong. Nhóm nấm độc lực cao, gây tử vong cao, điển hình là nấm amanita phalloides, A. ocreata, A. verna... Người bị ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện muộn sau khi ăn nấm từ 6 - 24 giờ hoặc 48 giờ sau với các biều hiện: buồn nôn, nôn, cơn đau quặn bụng, tiêu chảy, tiểu ít, nước tiểu vàng thẫm, vàng mắt, suy gan và suy thận cấp. Nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Vì vậy, bạn chỉ nên mua và ăn những loại nấm mà bạn biết chắc chắn là ăn được. Không bao giờ bạn mua hay ăn nấm lạ để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình.
Chất độc trong măng
Xyanua là chất gây độc trong măng. Một nghiên cứu trên 3 loại măng cho thấy: măng trắng (được bào từ củ măng), măng trắng ngâm nước nửa ngày, khi đó, măng đã ra nước hơi chua và măng vàng là măng đã qua luộc và ngâm nước bán trên thị trường đều có hàm lượng xyanua rất đáng lo ngại. Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước.
9 thực phẩm hay ăn chứa độc tố tự nhiên rất độc hại 2
Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm dân gian là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
Sắn cũng có chất xyanua
Trong sắn có chứa chất độc  xyanua. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc. Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.
Chất độc trong khoai tây
Khoai tây để lâu ngày hoặc để chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ khoai đã chuyển sang màu xanh thì hàm lượng chất độc solanin trong khoai tăng lên rất cao. Triệu chứng ngộ độc là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở.
9 thực phẩm hay ăn chứa độc tố tự nhiên rất độc hại 3
Để tránh ngộ độc khoai tây, bạn không nên mua hoặc chế biến thức ăn từ những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu...
Nấm trong lạc rất độc
Lạc (đậu phộng) tươi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Nhưng nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường ẩm ướt..., lạc dễ bị mốc. Nấm mốc trên lạc rất độc, người ăn phải sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy... Phòng tránh bằng cách phơi khô, bảo quản tốt, tránh để ẩm mốc; không ăn những hạt lạc đã bị mốc, thâm đen hoặc những hạt bất thường.
Chất độc có trong hạt điều
Hạt điều thô chứa urushiol - một độc tố, khi ăn hạt điều có chứa chất độc với số lượng lớn có thể gây tử vong. Khi mua hạt điều, bạn cần chú ý xem hạt điều đã được hấp lên hay chưa. Bạn chỉ mua và dùng làm thực phẩm hạt điều thô đã được xử lý bằng cách hấp lên.
Ớt cũng có độc
Quả ớt chứa trong lớp vỏ của nó chất capsaicin, là một chất gây cảm giác cay và nóng khiến cho bạn có cảm giác ngon khi ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ không chịu nổi, tê liệt vị giác và có thể nguy hiểm đến tính mạng nữa. Vì vậy bạn không nên ăn nhiều ớt.
Độc tố trong củ cải trắng
9 thực phẩm hay ăn chứa độc tố tự nhiên rất độc hại 4
Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.

Thực phẩm không nên dùng khi uống bia


Không nên ăn cùng với cá hun khói: Trong thực phẩm hun khói hàm chứa axit amin hữu cơ, quá trình chế biến sẽ sản sinh ra biến chất như Polycyclic hydrocarbon, axit amin và thậm chí là cả Benzopyrene. Khi uống quá nhiều bia làm cho hàm lượng cồn trong máu tăng cao, những chất kể trên trong thực phẩm hun khói sẽ kết hợp lại với nhau, từ đó gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí u bướu.
Không uống bia cùng các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò huyết... có hàm lượng đạm khá cao. Nếu dùng chúng kèm với thức uống là bia thì có hại vì bia cản trở quá trình bài tiết đạm thừa ra khỏi cơ thể. Trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể.
Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng bệnh sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn hại cho khớp, gây bệnh gút.


Những lưu ý khi uống bia:
Nhiệt độ của bia không nên quá thấp: Bia có nhiệt độ quá thấp không những uống không ngon mà còn làm cho protein ở trong bia bị phân giã, thành phần dinh dưỡng bị phá hỏng. Ở trong nhiệt độ từ 5-10độ C, các loại thành phần dinh dưỡng và các mùi vị ở trong bia tươi ổn định nhất.
Không uống quá nhiều bia: Nếu ngày nào bạn cũng uống nhiều bia sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động thông thường của tế bào, cũng có thể dẫn đến sự tích trữ mỡ từ đó gây ra “bụng bia” và còn ảnh hưởng đến chức năng thông thường của tim mạch. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày chúng ta không nên uống vượt quá 1000ml.
Không uống thay nước lọc: Bia có thể giải khát, giúp cơ thể đổ mồ hôi nhiều, nhưng không nên dùng nó thay cho nước lọc, sẽ kích thích nội tiết tố tuyến thượng thận, do đó nhịp tim tăng, khô miệng, loãng máu…

Chớ ăn những thứ này khi đang đói

Bạn sẽ làm gì khi cơn đói đang ập đến? “Măm” tất cả những gì có thể? Tuy nhiên, bạn cũng cần biết, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho cơ thể vào lúc đặc biệt “nhạy cảm” này.
Sữa chua
Ăn khi đói sẽ làm giảm tác dụng chăm sóc sức khoẻ của sữa chua, vì vậy nên ăn sữa chua sau bữa ăn 2 tiếng, hoặc ăn trước khi đi ngủ thìmới phát huy được tác dụng bồi bổ sức khoẻ, thúc đẩy tiêu hoá.
 
Đường
Khi đói mà ăn đường, thì trong một thời gian ngắn cơ thể con người không thể sản xuất đủ insulin để duy trì đường huyết bình thường dẫn đến đường huyết bị tăng đột ngột và dễ dàng dẫn đến các bệnh về mắt. Hơn nữa đường có tính acid, khi đói ăn đường sẽ bị tiêu huỷ sự cân bằng acid trên cơ thể con người và các loại vi sinh vật trong cơ thể gây bất lợi cho sức khoẻ.
 
Quả hồng và cà chua
Trong quả hồng và cà chua hứa nhiều pectin ,acid tannic. Các chất này phản ứng với acid tạo ra nên rất khó để hòa tan các khối gel, dẫn đến hình thành sỏi thận.
 
Chuối
Trong chuối có chứa magiê, khi đói mà ăn chuối sẽ làm cho magiê trong cơ thể đột nhiên tăng cao dẫn đến mất cân băng canxi magiê trong máu làm cho tim mạch bị ức chế, có hại cho sức khoẻ.
 
Cam
Trong quả cam rất giàu acid hữu cơ, acid, acid citric… Ăn cam khi đói sẽ làm cho acid trong dạ dày tăng mạnh, dẫn đến các hiện tượng như niêm mạc dạ dày bị kích thích, trướng bụng, ợ hơi và buồn nôn.
 
Khoai lang
Khoai lang có chứa tanin, nếu ăn khi đói sẽ kích thích tiết acid ở dạ dày nhiều hơn gây ra ợ nóng và các triệu chứng khó chịu khác.
 
Đồuống lạnh
Khi đói mà uống đồ lạnh sẽ làm kích thích đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng máu không thể lưu thông. Nếu thường xuyên uống đồ lạnh khi đói sẽ dẫn đến rối loạn các phản ứng hóa học enzyme gây ra các bệnh về tiêu hoá. Phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt nếu uống đồ lạnh sẽ làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.  
 
 Thiên Bảo
Tổng hợp từ PC
afamily.vn

Gan, thận tổn thương nếu uống nhiều trà xanh

Gan than ton thuong neu uong nhieu tra xanh

Trà xanh rất tốt cho sức khỏe nếu như sử dụng ở mức độ vừa phải. Các polyphenol có trong trà xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim nhưng chúng lại có thể có hại cho gan và thận nếu chúng ta uống với một lượng lớn.

Trưởng nhóm nghiên cứu Chung Yang, ĐH bang New Jersey cho biết: “Chúng ta cũng không nên quá lo ngại về điều này bởi uống 10 tách trà nhỏ mỗi ngày hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe. Việc gây hại cho gan thận chỉ xảy ra đối với những người sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ trà xanh có chứa chất polyphenol nhiều gấp 50 lần so với một cốc trà bình thường”.

Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học tiến hành các thí nghiệm về độc tính của polyphenol trên loài chuột và chó. Những động vật này đã chết do bị nhiễm độc gan sau khi uống một lượng lớn chất polyphenol. Ông cũng đưa ra những trường hợp nhiễm độc gan ở người sau khi sử dụng quá liều các sản phẩm có nguồn gốc từ trà xanh. Các triệu chứng của họ chỉ biến mất khi ngừng sử dụng thuốc và xuất hiện trở lại khi tái sử dụng lại.

Điều này cho thấy rằng thay vì uống các sản phẩm có nguồn gốc từ trà bạn nên sử dụng trà xanh mỗi ngày vừa có lợi cho sức khỏe lại rẻ tiền.

Năng lượng trong 1 ly cà phê đá bằng một bữa ăn chiều

Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) vừa phát hiện một số loại cà phê đá có hàm lượng calo trong 1 ly bằng với một bữa ăn chiều.

Nước lạnh: Độc hại đến khó tin!

Có thể nói nước đá hay nói rộng ra là các thức ăn (uống) ướp lạnh là một thứ thuốc độc đối với cơ thể. Sở dĩ nó độc là vì nó gây ra những tác hại lâu dài mà chúng ta không hề nghĩ rằng thủ phạm là chính nó.

Như mọi sinh vật trên trái đất này, con người chịu ảnh hưởng mật thiết của khí hậu và thời tiết, cụ thể là các yếu tố vật lý như nóng và lạnh. Bên cạnh những tác hại của việc tắm nước lạnh lúc cơ thể đang nóng nực, bài này muốn nói đến những tác hại không kém phần lớn lao của một thức uống rất phổ biến. Đó là nước đá. Tại sao nước đá lại gây những tác hại lớn trong sức khỏe con người? Vô lý! Nhiều người vẫn uống nước đá hoài có sao đâu?


Không nên cho trẻ uống nước lạnh: Vừa hại răng, vừa hình thành thói quen không có lợi cho sức khỏe sau này



Phải! Nhiều người vẫn uống nước đá và không thấy “có sao” thật. Nhưng khi thấy “có sao” là đã muộn rồi. Có thể nói nước đá hay nói rộng ra là các thức ăn (uống) ướp lạnh là một thứ thuốc độc đối với cơ thể chúng ta. Sở dĩ nó độc là vì nó gây ra những tác hại mà chúng ta không hề nghĩ rằng do nó gây ra. Ảnh hưởng tác hại của nó thâm nhập rất chậm chạp và lâu dài.Và khi nó vào rồi thì khó gỡ ra.

Nhiều người thường rầy con cái đừng uống nước đá hại răng. Mà hại răng thật! Nhất là trẻ con răng hư rất nhiều. Nhưng ác hại ở chỗ là từ đứa bé con đến người lớn đa số đều thích nước đá. Một kẻ thù ít người biết và đề phòng là chai nước lọc để trong tủ lạnh mà mình vẫn uống hàng ngày, nhất là lúc đi đâu về mệt, rót ra ly uống thật là tuyệt! Mát từ miệng mát qua cổ họng vào tận bụng và lan ra cả người! Độc là ở chỗ đó.

Tắm nước lạnh khi đang mệt, có nguy cơ thay đổi nhiệt độ cơ thể khi gặp lạnh đột ngột. Nhưng đó là từ bên ngoài. Còn cái bên trong của ly nước ướp lạnh đi ngay vào tận trong cơ thể và nằm trong đó một thời gian lâu dài. Và nếu ngày nào cũng như thế thì sẽ còn tích tụ “chất độc” nhiều hơn nữa. Nhưng ít ai ngờ và chịu tin điều này. Vì nó không gây ra chết liền như việc tắm đêm bằng nước lạnh. Nhưng nếu thỉnh thoảng mới có người chết vì tắm đêm bằng nước lạnh thì số người bị ảnh hưởng tai hại do việc sử dụng nhiều nước đá cụ thể là chất uống lạnh rất nhiều.

Có thể liệt kê ra các bệnh sau đây và sẽ làm bà con ta giật mình. Suyễn, đau bao tử, trĩ, lòi đom, viêm họng, viêm phế quản mãn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, tiểu gắt, rụng tóc, đau lưng, hư răng, nhức mỏi cổ, gáy, vai, nhức đầu kinh niên, giảm trí nhớ, kém mắt, nặng nề mệt mỏi, sợ lạnh, nhức răng, mụn nhọt, bệnh đường ruột…

Chả lẽ nước đá lai là thủ phạm của bấy nhiêu bệnh phổ biến đó? Thật ra nếu nói nước đá là thủ phạm duy nhất của các bệnh trên thì hơi cường điệu.Vì rằng cơ thể con người rất phức tạp và bệnh thì có nhiều nguyên nhân. Nhưng phải nói không sợ sai là nước đá có ảnh hưởng không nhiều thì ít đến các bệnh trên.

Đông Y từ xưa đã nói “Thận ố hàn” (Thận ghét lạnh) Thật ra không những thận ghét lạnh mà Phế (phổi) và Tỳ, Vị cũng sợ lạnh. Cái lạnh nói chung đều khiến con người sợ, nói chi đến nội tạng. Lạnh là Hàn, mà Hàn thì thuộc Âm (Âm hàn). Âm thì có liên quan đến những đen tối, lạnh lẽo, chết chóc. Như vậy những gì lạnh lẽo đều “không phá” được (thường con người thích cái gì ấm áp hơn vì nó đồng nghĩa với sự sống, sự sinh tồn và phát triển).

Thật ra, ta nên hiểu chữ THẬN của Đông Y một cách rộng rãi. Đó là sinh lực, là sức đề kháng của cơ thể, là thần kinh cao cấp; là vỏ não chứ không phải chỉ đơn thuần là quả thận hay bàng quang. Cho nên, khi Đông Y nói “Thận Ố hàn”nghĩa là tai hại của các yếu tố lạnh đối với sức khỏe và sự sống của con người, chính là cái lạnh tấn công một cách liên tục cơ thể sẽ làm cho cơ thể suy yếu dần.

Vì cơ thể mỗi khi gặp chất lạnh vào bên trong, nó phải tự động hóa giải cái LẠNH đó để quân bình nhiệt độ giữa các vùng của cơ thể, việc này khiến cơ thể phải hao phí năng lượng một cách vô ích (chỉ vỉ để hóa giải chất lạnh vào bên trong cơ thể biến nó thành nóng thích nghi với cơ thể đang nóng chứ không làm gì có lợi ích cả). Và nếu sự kiện này xảy ra hàng ngày thì rõ ràng nó làm cho cơ thể càng lúc càng suy yếu nhất là lẽ lôi kéo các cơ quan liên hệ nó suy yếu theo.

Thường đó là tạng Thận, một tạng quan hệ số một nếu không nói là gốc của Sinh mệnh con người (theo Đông Y).Cũng chính vì thế mà khi mạch thận tuyệt thì bệnh kể như khó cứu.

Phân tích như trên, các bạn sẽ thấy lý do tại sao một thức uống rất thông thường như nước đá lại là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều bệnh thời đại như: viêm mũi dị ứng, suyễn, thấp khớp, huyết áp… Có cách gì “cứu gỡ” không? Chỉ có một cách đơn giản là giảm bớt thức uống lạnh càng nhiều càng tốt. Đồng thời ăn uống ác thức ăn mang tính dương như gừng, nghệ, cà rốt, trái su, muối mỏ, hột gà, Khoai sọ…kèm thêm là xoa mặt. Đặc biệt là vành tai và vùng trước tai mỗi đêm (xoa cho đến khi nóng lên), để khắc chế những tai hại do nước đá gây ra.Vận động thường xuyên và tắm nắng.chơi thể thao ngoài trời (nếu có điều kiện).

Ở các xứ ôn đới, ít khi người ta dùng cà phê đá, bia có đá hay các thứ uống khác có kèm theo nước đá. Ở các nước nhiệt đới (nôm na là xứ nóng) người ta có thói quen dùng nước đá nhiều hơn. Nhưng có lẽ chỉ có nước ta, nhất là TPHCM là hay dùng các thức uống có kèm đá nhiều nhất. Ta nên dành một sự lưu tâm đặc biệt đối với vấn đề này, mới xem qua tưởng là tầm thường. Nhưng thật ra nó gây ra một tổn hại lâu dài và có bình diện rộng đối với sức khỏe con người, không những đối với thế hệ này mà còn đối với các thế hệ liên tiếp về sau, nếu ta cứ tiếp tục dùng nhiều nước đá .

Cho nên một lần nữa, chúng tôi tha thiết nhắc nhở các bạn lưu tâm đến việc sử dụng nước đá . Đừng lạm dụng nó, hãy dùng nó càng ít càng tốt. Thay vì dùng nhiều đá lạnh, ta dùng nhiều trà nóng tốt hơn. Đó là cách phòng bệnh bảo vệ sức khỏe và giống nòi, mang nhiều ý nghĩa tích cực.

Thực phẩm nào khó tiêu hoá?

Cảm giác đầy bụng khó tiêu luôn làm bạn phải khó chịu. Lời khuyên hữu ích giúp “đẩy lùi” cảm giác này là hãy hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm sau trong thực đơn hàng ngày:

1. Các món rán

Ở nhiệt độ cao, chất béo trong dầu mỡ sẽ kết hợp với thực phẩm tạo thành các chất khó tiêu hoá, gây đầy bụng, khó tiêu. Đối với những người mắc bệnh về đường ruột, việc thường xuyên ăn đồ ăn chiên, rán sẽ càng làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

2. Thực phẩm cay

Các thực phẩm cay có chứa một chất kích thích mà sau khi vào dạ dày, chất này có thể làm “tê liệt” hoạt động tiết dịch và men tiêu hoá. Quá trình tiêu hoá thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn.

Những người mắc các bệnh như: viêm loét dạ dày, phù nề, viêm thực quản hãy tránh xa loại thực phẩm này vì chúng có thể gây chảy máu.

3. Sôcôla

Sôcôla tốt cho sức khoẻ nhưng nếu ăn quá nhiều, lượng đường trong sôcôla sẽ chuyển hoá thành chất béo. Chất béo dư thừa không chỉ tích tụ, làm dầy thêm các mô mỡ trong cơ thể mà còn làm hạn chế khả năng tiêu hoá của dạ dày, từ đó dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

4. Thực phẩm có vị chua



Hầu hết các thực phẩm có vị chua như: cam, quýt, cà chua… đều rất giàu vitamin C. Nhưng thực chất, vitamin C lại không có tác dụng đối với hệ tiêu hoá.

Dạ dày có chứa sẵn axit và các men tiêu hoá. Việc ăn nhiều thực phẩm có vị chua, nhất là vào lúc đói có thể làm lượng axit trong dạ dày tăng lên đột ngột, gây cảm giác đau cồn ruột và sau đó là trướng bụng nếu ăn no (do dịch vị không đủ vì đã bị tiết ra quá nhiều trước đó).

5. Thức ăn giàu tinh bột

Các loại ngũ cốc, lúa mạch hay một số loại thực phẩm giàu tinh bột sẽ thành “gánh nặng” của hệ tiêu hoá nếu lượng nạp vào quá nhiều. Hàm lượng tinh bột khi không được cơ thể hấp thu hết sẽ “tích tụ” tại dạ dày, gây nên cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

2 món thịt mà người bị bệnh gan nên kiêng

Thịt dê không thích hợp cho người bệnh gan.
Đối với bệnh nhân bị viêm gan, chế độ và thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Có thức ăn giúp cho việc điều trị viêm gan; đồng thời có thức ăn làm bệnh tăng thêm. Dưới đây là những thức ăn mà người bệnh gan không nên ăn:

Thịt mỡ

So với thịt nạc, thịt mỡ chứa tới 90,8% chất mỡ động vật, chỉ có 2,2% chất protein. Người bị viêm gan nếu hấp thụ quá nhiều mỡ, có thể làm cho bệnh tình trở nên xấu đi ở mức độ khác nhau, thường gặp nhất là xuất hiện chứng “gan nhiễm mỡ”. Vì vậy, người viêm gan nên kiêng ăn thịt mỡ.

Thịt dê

Người bị viêm gan phải kiêng ăn thịt dê. Nguyên nhân là thịt dê có tính ngọt, nóng, ăn quá nhiều có thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể phát triển, bệnh tình nặng thêm.
Y học hiện đại chứng minh, sau khi hấp thụ nhiều protein và chất béo, gan của người mắc bệnh viêm gan sẽ không thể hoàn thành chức năng trao đổi chất, như quá trình phân giải, hấp thụ... một cách hữu hiệu. Từ đó càng tăng thêm gánh nặng cho gan, dẫn đến bệnh tình nặng thêm. Thịt dê là thực phẩm giàu chất protein và mỡ, vì vậy người bị viêm gan nên ăn ít hoặc không nên ăn.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung

Thế Giới Yêu Xe

Lượt xem

hit counters hit counter supply chain management
Bí quyết sống khỏe. Powered by Blogger.
 
© Copyright 2013 Bí Quyết Sống Khỏe