Bí Quyết Sống Khỏe

 

Tại sao bạn có cảm giác bị điện giật khi chạm vào đồ vật mà người khác thì không?

 Bạn có thường bị tĩnh điện khi chạm tay vào nắm cửa văn phòng không? Hoặc khi tay chạm vào bàn phím cũng có cảm giác giật điện nhẹ?

Bạn có thể tò mò hỏi rằng: “Tại sao mọi người không bị giật, chỉ có mình bạn bị?”

Các chuyên gia cảnh báo: Hãy thận trọng khi cơ thể thường xuyên xảy ra “phản ứng tích điện”, điều đó cho thấy cơ thể bạn đang ở trong một tình trạng thiếu oxy thời gian dài, do mệt mỏi quá sức !

tay nắm cửa
Bạn có thường bị tĩnh điện khi chạm tay vào nắm cửa văn phòng?

Hãy cùng tìm hiểu …

Nếu cơ thể thường xuyên có triệu chứng tĩnh điện, điều đó cho thấy thân thể bạn đang ở tình trạng thiếu oxy mãn tính.

Vậy tại sao tình trạng thiếu oxy lại gây nên phản ứng tĩnh điện?

Bác sĩ nha khoa-ông Dương trong cuốn sách nổi tiếng “Một ống hút chứa khí chữa bách bệnh” cho biết:

Khi cơ thể phải làm việc quá tải, tình trạng thiếu oxy kéo dài trong một thời gian, điện tích dương trong cơ thể quá nhiều, một khi tiếp xúc với kim loại, thì điện tích dương sẽ bị hút và xuất hiện dòng điện. Nó sẽ tạo ra điện dẫn đến phản ứng tĩnh điện.

Không chỉ như vậy, những người trong một thời gian dài thiếu dưỡng khí thường có xu hướng mắc các bệnh về cao răng.

Do tác dụng phụ của tĩnh điện nên bụi bẩn sẽ tích tụ trên răng và nướu một cách dễ dàng.

Bệnh nha chu là tình trạng thiếu oxy giữa nướu răng và nướu rãnh, dẫn đến xuất hiện vi khuẩn kỵ khí. Nếu bạn không giải quyết vấn đề thiếu oxy trước thì sẽ rất khó để cải thiện.

Tình trạng thiếu oxy và phản ứng tĩnh điện có liên quan gì?

Khi tình trạng thiếu oxy đến một giai đoạn, tế bào và màng điện vị của các thể lạp tuyến nội ngoại không được nạp đủ. Điện tích dương dư thừa cũng làm cho các protein tích điện dương được nạp đầy, bắt đầu bám dính vào nhau, tạo thành tế bào mô dính theo.

Tế bào hồng cầu trong máu hấp thụ với nhau, nhìn dưới kính hiển vi, trông giống như ruột già. Hồng cầu xuất hiện trạng thái đĩa dạng tròn lõm, với hình dạng như vậy có thể làm tăng diện tích tiếp xúc với oxy.

bàn phím
Tay chạm vào bàn phím có cảm giác giật điện nhẹ

Tuy nhiên, do điện tích dương quá mức dẫn đến bản chất các tế bào máu đỏ của protein tự nhiên dính lại với nhau, làm giảm đáng kể khả năng vận chuyển oxy. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng phụ hấp thụ tĩnh điện.”

Người mang tính axit cho thấy đó là tình trạng thiếu oxy. Từ ngón tay của bệnh nhân có tính axit chích một giọt máu, xem nó dưới kính hiển vi phát hiện, các tế bào hồng cầu thường dính lại với nhau.

Điều đó nói lên rằng, người mang tính axit thường trong tình trạng thiếu oxy.

Môi trường nhiều axit đại biểu cho điện tích dương nhiều và tích tụ lại. Sản sinh tác dụng phụ hấp thụ tĩnh điện, do đó, trà lại sản sinh ra các chất vẩn đục, tạp chất thể rắn.

Máu cũng như vậy, điện tích dương dư thừa làm cho hồng cầu sản xuất tĩnh điện hấp thụ dẫn đến phản ứng phụ. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy dưới kính hiển vi hồng cầu tập hợp lại.

Khi sản sinh ra các phản ứng tĩnh điện thì nên làm thế nào?

Khi bị giật điện do phản ứng tĩnh điện gây nên, nên làm thế nào?

Bác sĩ Dương cho rằng, lúc này trước tiên nên đi ra ngoài trời dùng tay chạm đất, sau đó khi trở lại chạm vào cùng một thứ như trước. Bởi vì điện tích dương dư thừa đã bị đẩy trên mặt đất. Vì vậy, sẽ không có thêm phản ứng tĩnh điện nào xảy ra. Nếu cơ thể thường xuyên xảy ra phản ứng tĩnh điện. Hãy chắc chắn kiểm tra càng sớm càng tốt, liệu có phải bạn đã bị thiếu oxy trầm trọng.


Nguồn:

http://goivanphong.vn/blog/dien-giat-tinh-dien

Người làm được 4 việc này rất ít khi mắc bệnh ung thư

Ung thư là căn bệnh chỉ nghe tên đã biến sắc mặt. Đây là lý do bạn nên thay đổi thói quen của mình ngay từ hôm nay. Hãy bắt đầu bằng 4 việc tốt nhất.

Khi nhắc đến bệnh ung thư, hầu hết mọi người đều hoảng sợ và hụt hẫng, sự hành hạ kép của căn bệnh ung thư đối với cơ thể và tinh thần của người bệnh luôn khiến ai nghe đến cũng phải xót xa.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước áp lực cuộc sống ngày càng cao, nhiều người có thói quen sinh hoạt vô cùng thiếu lành mạnh khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng lên rất nhiều.

Đối với bệnh ung thư, điều quan trọng là điều trị kịp thời và phòng ngừa sớm, việc chăm sóc cơ thể tốt và duy trì một lối sống lành mạnh là vô cùng quan trọng.

 "4 điều" giúp bạn tránh xa ung thư

1. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh

Khi nói đến chăm sóc cơ thể, đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng. Điều mà nhiều người không hiểu là thực tế có nhiều khía cạnh để xem xét liệu một chế độ ăn uống có lành mạnh hay không.

Trước hết, chế độ ăn uống phải đều đặn, ngày ba bữa nên ăn đúng giờ, tuyệt đối không thể tùy tiện hoãn giờ ăn, điều này rất có hại cho sức khỏe đường tiêu hóa.

Thứ hai, cơ cấu khẩu phần ăn phải hợp lý, với mức sống ngày càng được cải thiện, ngày càng có nhiều người thích ăn thịt có hàm lượng dầu rất cao, thực tế thì chế độ ăn này khá không lành mạnh.

Để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, chế độ ăn uống phải hợp lý, đa dạng thực phẩm, không nên ăn một loại thức ăn với số lượng lớn. Ngoài ra, cần phải chú ý đến vệ sinh thực phẩm, nhiều bệnh do răng miệng gây ra do không chú ý vệ sinh bữa ăn.

Người làm được 4 việc này rất ít khi mắc bệnh ung thư: Bạn đã làm được mấy việc? - Ảnh 2.

2. Tập thể dục nhiều hơn

Để ngăn ngừa ung thư, việc tập thể dục là không thể thiếu. Tình hình thực tế là hầu hết mọi người bỏ bê việc tập thể dục khiến cho cơ thể chùng xuống, việc kiên trì tập thể dục là một thói quen tốt hiếm có.

Thực tế, đối với thể dục thể thao không nhất thiết phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc cho việc tập luyện chuyên biệt, chỉ cần bạn chạy và đi bộ hợp lý sau giờ làm việc là có thể đạt được hiệu quả tập luyện tốt.

Nếu bạn quá bận rộn trong công việc để đến mức eo hẹp thời gian tập thể dục, bạn có thể nằm trên giường và thực hiện bài tập đạp xe mỗi tối trước khi đi ngủ cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch rất hiệu quả.

Người làm được 4 việc này rất ít khi mắc bệnh ung thư: Bạn đã làm được mấy việc? - Ảnh 3.

3. Làm việc và nghỉ ngơi đúng giờ

Với áp lực công việc ngày càng cao, việc thức khuya và làm thêm giờ là tiêu chí phấn đấu của nhiều nhân viên văn phòng.

Làm việc thể lực hoặc làm việc trí óc với cường độ cao trong thời gian dài đều rất mệt mỏi. Nếu không chú ý nghỉ ngơi sẽ dễ gây ra tình trạng mệt mỏi quá độ, có trường hợp nặng thậm chí đột tử.

Muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì phải chú ý nghỉ ngơi đúng giờ, thường xuyên đi ngủ muộn hoặc thức đêm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng miễn dịch của con người và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

4. Điều tiết cảm xúc ổn định, vui vẻ, thoải mái

Điều chỉnh cảm xúc của bạn và tránh kéo dài tình trạng cáu kỉnh, khó chịu, trầm cảm, buồn bã và các cảm xúc khác.

Sức khỏe con người cần phải hội tụ cả mặt thể chất và tâm lý, tinh thần. Do vậy, chúng ta không thể chỉ chú ý đến sức khỏe thể chất mà bỏ qua sức khỏe tinh thần.

Ngày càng có nhiều người phải đối mặt với tình trạng đau khổ về cảm xúc, tình trạng cáu gắt, nóng nảy, trầm cảm, buồn bã kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bạn muốn thực sự tránh xa ung thư, bạn không bao giờ được quên việc điều chỉnh cảm xúc hợp lý.

Trên đây là phần giới thiệu về các phương pháp phòng chống bệnh ung thư. Thực ra, những bí quyết nhỏ này không khó thực hiện, cái khó thực sự là cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Người làm được 4 việc này rất ít khi mắc bệnh ung thư: Bạn đã làm được mấy việc? - Ảnh 5.

Nhiều người bỏ bê việc giữ gìn thể lực vì công việc bận rộn, đặc biệt là những người trẻ tuổi thường duy trì công việc cường độ cao trong thời gian dài vì lợi thế tuổi tác, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nếu không muốn bị bệnh ung thư làm phiền, bạn phải chú ý hơn đến việc giữ gìn cơ thể, đặc biệt là không được mệt mỏi quá độ.

*Theo Health/Secret China

Chữa ung thư bằng liệu pháp ăn uống

Ung thư không phải bệnh tử nếu chúng ta đọc hết bài này. Hầu hết mọi người suy sụp và tự chết về mặt tinh thần khi nghe mình mắc ung thư. Xong quả thực, nếu tìm hiểu kỹ, chắc chắn bạn không khỏi thắc mắc. Đôi khi bạn đọc một bài báo nói, nuôi 1 con mèo cũng có thể chữa được ung thư, hoặc bị bệnh viện trả về, nhưng với chế độ ăn uống đúng, bệnh đã thuyên giảm, và đến Tây y cũng phải thán phục.

     Bệnh nhân đầu tiên là Huỳnh My, một năm về trước, anh được bác sỹ kết luận, bị mắc bệnh ung thư cuống phổi. Cục ung bướu to bằng cái chén, nằm ngay cuống phổi sát với động mạch chủ. Do vậy, trên phương diện tây y là không thể có cách nào cắt bỏ được. Những cơn ho dữ dội, và bác sỹ đã trả anh về uống thuốc, chờ chết. Nhưng chính việc trả về này, lại là cơ hội cứu sống cuộc đời anh. Anh My tâm sự : Ban đầu tinh thần tôi rất buồn, và buông xuôi mọi việc. Nhưng vô tình đọc một bài báo trên mạng. Thế nào, ngày nào tôi cũng áp dụng. Cách chữa khá đơn giản : Tuyệt đối không ăn thịt, cá, nhất là đường. Hầu như chỉ uống nước xay từ củ, rau xanh, cam táo...Chỉ sau 6 tháng, đi siêu âm lại, bác sỹ đã không còn phát hiện dấu tích của u bướu đó nữa.
  Đây không phải là trường hợp hiếm gặp trong việc tự điều trị ung thư bằng chính chế độ ăn hợp lý. Theo anh My, có rất nhiều người cũng chia sẻ tự chữa, khi bệnh viện đã trả về, và theo phương pháp giống anh. Họ gọi là phương pháp : chemical therapy. Tế bào ung thư khi không được nuôi dưỡng bằng đường, thịt, thì nó tự động chết và cơ thể sẽ tự đào thải nó.
   Cũng chính bệnh viên uy tín hàng đầu thế giới về chữa trị các loại ung thư tại Mỹ : Bệnh viên Johns Hopkins. Cũng đã phải thay đổi phương pháp, và công bố trực tiếp trên website. Trước kia các nhà khoa học uy tín hoạt động tại bệnh viện luôn đề cao phương pháp xạ trị. Coi đó là phương án cuối cùng cho giải quyết tất cả các loại bệnh ung bướu. Nhưng hiện nay, mọi người đã nhận thấy, cách hiệu quả nhất là ngừng cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào ung thư, để nó không phát triển được, đó là cách tốt nhất để chống lại căn bệnh quái ác này.

THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ :

1. ĐƯỜNG: là một loại thực phẩm ưu thích nhất của tế bào ung thư. Nếu người bệnh không sử dụng thức ăn có đường, thì đây chính là một mắt xích quan trọng để cắt nguồn thức ăn nuôi sống tế bào thức ăn. Tốt nhất là sử dụng mật ong Munaka, hay mật đường nhưng với số lượng vô cùng nhỏ. Bạn cũng cần lưu ý đến muối. Khi giờ chúng đều chứa chất phụ gia để làm muối trắng tinh. Lựa chọn là dùng muối biển, và các loại muối thực vật.
 
 2. SỮA : khi sữa vào cơ thể sẽ tạo ra chất nhày trong đường ruột. Và các tế bào rất ưa thích loại chất nhày này. Loại bỏ hoàn toàn sữa bò, thay thế bằng sữa đậu nành sẽ giúp cắt đi một nguồn dinh dưỡng lớn cho tế bào ung thư. Nhờ đó sẽ giúp chúng phải giảm kích cỡ xuống đáng kể.

3. MÔI TRƯỜNG AXIT : Các tế bào ung thư rất thích nồng độ axit cao, và nó có thể tăng trưởng nhanh với môi trường này. Do vậy, cần phải kiêng các loại thịt đỏ: như thịt bò, thịt chó... thay vì đó có thể ăn chút thịt gà, thịt cá. Cần phải lưu ý, thịt chứa nhiều kháng sinh, ký sinh trùng khá có hại cho người bị bệnh ung thư. Thịt lại rất khó tiêu thụ, do vậy nó tồn tại lâu sẽ gây ra nhiều độc tố rất có hại.
Đây không phải là những câu chuyện nhàm chán, mà tính xác thực là 100%. Nó được tổng hợp của cả Việt nam, cũng như trên thế giới. Chỉ khi nào ở giai đoạn cuối đời, bạn mới biết được, chế độ dinh dưỡng, sức khoẻ quan trọng đến mức nào. Hãy hành động ngay trước khi quá muộn.

Tránh xa các thực phẩm nuôi sống ung thư.

BIỆN PHÁP DINH DƯỠNG TỐT NHẤT  : 

1, 80% rau quả tươi là đều cần thiết. Đó cũng là chế độ ăn tốt nhất, uống nước ép, ngũ cốc, hạt, để tạo môi trường kiềm. Chúng ta chỉ dành 20% các thực phẩm nấu chín. Nhưng cần tránh xa các thực phẩm thịt đỏ, hải sản, tôm cua, thịt bò... Các loại thực phẩm rau, quả ép... giúp tế bào khoẻ mạnh, còn tế bào ung thư thì suy yếu. Nhờ đó sẽ giúp tống khứ những độc tố. Thanh lọc, và giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.

2, Tuyệt đối không nên dùng cafe, socola vì chứa nhiều cafeein gây hại cơ thể. Nhưng Trà xanh lại rất tốt cho sức khoẻ, chống lại ung thư. Nhưng tốt hơn cả là uống nước tinh khiết, nó sẽ hỗ trợ nhiều trong thải độc các loại độc tố gây hại.

3, Một số căn bệnh ung thư, sẽ có u bướu được bao bọc bởi một lớp protein khá cứng. Do vậy nếu không ăn thịt, thì thành tế bào phóng thích nhiều enzim, tấn công protein, cho phép hệ thống miễn dịch trong cơ thể tự đào thải, tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư này. Tránh uống bia rượu, thịt đỏ, đặc biệt không ăn nhậu nhiều.

4, Một điểm quan trọng nhất, ung thư là căn bệnh của cơ thể, tâm trí và đặc biệt là tinh thần. Nếu chúng ta lạc quan, tích cực trong lối sống. Học cách thư giãn và tận hưởng tình yêu thương của cuộc sống, thì căn bệnh đó luôn bị đẩy lùi.

5, Các tế bào ung thư không thể sống trong môi trường có dưỡng khí. Do vậy thường xuyên tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu, tập thiền, yoga, đều là các phương pháp khá hiệu quả chống lại căn bệnh quái ác.
 
6, Dioxin một chất cực kỳ có hại, và gây tác nhân lớn trong việc hình thành tế bào ung thư. Do vậy bạn cần lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh, tránh những hành động sinh ra dioxin. Ví dụ : để chai nhựa trong tủ lạnh, sẽ làm đồ mồ hôi, gây sinh chất diosin, nhiễm vào trong nước uống. Hoặc hạn chế ăn chất béo kết hợp với nhiệt độ cao, rồi để trong nhựa, cũng làm tạo ra dioxin.

 VÌ SỨC KHOẺ CỦA CHÍNH BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH - HÃY CHIA SẺ!
 

Tìm ra thuốc chữa khỏi bệnh viêm gan B mãn

Các nhà khoa học Úc ngày 22-4 thông báo đã tìm ra loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B mãn tính cho hàng trăm con chuột thí nghiệm và đang bắt đầu thử nghiệm trên người.

Các nhà khoa học Úc thông báo đã tìm ra loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B mãn tính ở chuột thí nghiệm và đang hi vọng sẽ chữa khỏi bệnh cho người - Ảnh: healthaim.com  

Loại thuốc nói trên là birinapant - một loại thuốc trị ung thư thử nghiệm của Mỹ. Các nhà khoa học nói nó cũng có thể được dùng để chữa HIV và bệnh lao kháng thuốc.

"Chúng tôi đã thành công 100% trong việc chữa HBV (bệnh do virút viêm gan B) cho hàng trăm con chuột thí nghiệm", ông Marc Pellegrini - đứng đầu nhóm nghiên cứu Viện Walter & Eliza Hall (Viện nghiên cứu y học lâu đời nhất ở Úc có trụ sở tại Melbourne) nói, RT ngày 22-4 trích đăng.
Birinapant do Mỹ sản xuất, hiện đã được thử nghiệm trên 350 người Mỹ nhưng chưa bán ra thị trường.

Ông Pellegrini cho biết qua thí nghiệm trên chuột, họ phát hiện nó phá hủy các tế bào bị viêm gan B mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.
Đặc biệt, khi dùng birinapant kết hợp với thuốc kháng virút entecavir, tế bào viêm gan B bị "dọn sạch" nhanh gấp 2 lần so với chỉ dùng mỗi birinapant.
"Chúng tôi hy vọng kết quả đầy hứa hẹn này cũng sẽ đạt được trong các thử nghiệm lâm sàng trên người - hiện đang được triển khai tại Melbourne, Perth và Adelaide", ông nói.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế giới hiện có hơn 350 triệu người bị viêm gan B mãn tính, đa số là ở các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi hạ Sahara. Bệnh có thể gây suy gan, suy thận và ung thư.

Bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời hoặc cho đến khi có thể được cấy ghép nội tạng. Bệnh khiến hơn 700.000 người tử vong mỗi năm.


Theo tuoitre

Tìm hiểu các xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan ( LFTs)  dùng để phản ánh tình trạng hoạt động của gan.. Tuy nhiên ngoài  ý nghĩa, lợi ích cũng có  hạn chế của xét nghiệm chức năng gan (LFTs).  LFTs không thể xác định được những bệnh cụ thể của gan. Để xác định cần có xét nghiệm chuyên sâu và đặc biệt hơn. Ngoài ra, để chẩn đoán bệnh gan cần có kết quả chẩn đoán hình ảnh, như siêu âm gan, chụp cắt lớp và cộng hưởng từ thường dùng để quan sát hình ảnh gan.

I.Tìm hiểu về xét nghiệm chức năng gan (LFTs)
Xét nghiệm chức năng gan để giúp bác sĩ đưa ra một vài nhận định rằng đang có vấn đề gì đó với gan. Nhưng đừng hiểu sai về xét nghiệm này. Trong khi LFTs thường được dùng để phản ánh tình trạng gan đang hoạt động tốt không, xét nghiệm này có thể bị sai vì không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng đánh giá chính xác tất cả các chức năng khác nhau của gan. Vì vậy, chỉ giống như đèn pha và thiết bị đo trong ô tô, LFTs không phải là dấu hiệu hoàn hảo để xác định chính xác bệnh. Tuy nhiên nó giúp cảnh báo cho bác sĩ rằng có điều gì đó bất ổn với gan. Hơn nữa nó giúp cho bác sĩ xác định sự cần thiết tiến hành thêm các xét nghiệm khác. Và khi kết hợp các kết quả xét nghiệm thêm này với LFTs, bác sĩ sẽ có cơ sở tốt hơn để chẩn đoán liệu gan bị bệnh gì và có đang hoạt động tốt không. Bằng việc lưu giữ một loạt kết quả LFTs từ những tháng và năm trước đó, trong một số trường hợp cả bác sĩ và bệnh nhân có thể dự đoán liệu tình trạng gan có ổn định không, có được cải thiện không, có hồi phục không hoặc xấu đi; biện pháp điều trị có đáp ứng không hoặc có cần thử biện pháp khác không; và liệu đã đến lúc bệnh nhân cần phải cấy phép gan chưa.
LFTs bao gồm nhiều xét nghiệm máu khác nhau để kiểm tra nồng độ men gan; bilirubin; và protein gan. Sau đây là các xét nghiệm này.
1.Men gan
Có 4 men gan khác nhau được đưa vào trong các xét nghiệm thông thường. Đó là aspartate aminotransferase (AST hoặc SGOT) và alanine aminotransferase (ALT hoặc SGPT) được biết đến như transaminase; và phosphate kiềm (AP) và gamma-glutamyl transferase (GGTP), được biết như men gan mật. Khi các men này tăng lên có thể biểu hiện của bệnh gan.
a.AST và ALT (transaminase)
AST và ALT thường liên quan đến viêm và/hoặc tổn thương tế bào gan, một tình trạng được coi là tổn thương tế bào gan. Tổn thương gan điển hình dẫn đến tình trạng rò gỉ men AST và ALT vào dòng máu.
Do AST được tìm thấy trong nhiều cơ quan khác ngoài gan bao gồm thận, cơ và tim, việc tăng mức AST không phải luôn luôn (nhưng thường) cho thấy có vấn đề về gan. Khi hoạt động thể lực mạnh cũng làm tăng nồng độ AST. Mặt khác, do ALT chủ yếu có ở gan nên nồng độ ALT cao hầu như luôn phản ánh tình trạng gan có vấn đề (tuy nhiên thì mức ALT bình thường không nhất thiết có nghĩa rằng gan bình thường. Điều này được đề cập ở phần sau).
Mặc dù có thể dự đoán được nhưng mức transaminase máu cao không phải luôn luôn biết mức độ viêm hoặc tổn thương gan. Đây là điểm quan trọng cần phải nhớ. Khoảng trung bình của AST và ALT tương ứng là 0-40 IU/l và 0-45 IU/l. (IU/l là đơn vị quốc tế trên lít và là cách thường được dùng nhiều nhất để định lượng những men đặc biệt này). Nhưng nếu một người có mức ALT là 50 IU/l không phải lúc nào cũng tốt hơn so với người có mức ALT 250 IU/l! Điều này do những xét nghiệm máu đánh giá sự tổn thương hoặc viêm gan được lấy mẫu vào những thời điểm đặc biệt. Ví dụ, nếu bị viêm gan và lấy mẫu vào thời điểm bệnh nhân mới uống rượu vài giờ trước khi lấy máu thì mức transaminase cao hơn nhiều lần so với những người không uống rượu. Cũng lý do tương tự, nếu gan đã bị tổn thương từ nhiều năm trước do uống rượu nhiều – kết quả xét nghiệm máu ngày hôm nay cho thấy bình thường có thể vẫn bị tổn thương gan.
Đi sâu hơn về vấn đề này, có nhiều yếu tố khác ngoài tổn thương gan có thể ảnh hưởng tới nồng độ AST và ALT. Ví dụ transaminase ở nam cao hơn nữ, nam giới Mỹ gôc Phi có mức AST cao hơn nam giới da trắng. Thậm chí thời điểm lấy máu trong ngày cũng ảnh hưởng tới mức transaminase; dường như mức transaminase vào buổi sáng và trưa cao hơn vào buổi tối. Thức ăn hầu như không ảnh hưởng rõ rệt tới mức transaminase. Vì vậy, không khác biệt rõ rệt giữa lúc đói và lúc bình thường. Transaminase cũng có thể thay đổi theo ngày.
Đôi điều về khoảng tham khảo bình thường
Khi kết quả xét nghiệm được đưa cho bác sĩ, họ thường so sánh với giá trị thu được từ một nhóm người khỏe mạnh. Khoảng của giá trị này được gọi là “giá trị bình thường” được gọi là giới hạn tham khảo hoặc khoảng tham khảo. Giá trị cao nhất và thấp nhất của khoảng này thường được gọi là giới hạn bình thường trên và giới hạn bình thường dưới. Khoảng tham khảo này có thể khác nhau chút ít tùy theo từng thời điểm và tùy vào từng phòng xét nghiệm. Bác sĩ sẽ chú ý đến giới hạn này khi đọc từng kết quả xét nghiệm cụ thể.
Tỷ lệ ALT và AST cũng có thể mang lại thông tin có giá trị liên quan đến mức độ và nguyên nhân bệnh gan. Hầu hết các bệnh gan thì mức tăng ALT cao hơn mức tăng AST nhưng có 2 trường hợp ngoại lệ. Xơ gan và nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn mức tăng ALT, thường tỷ lệ này là 2:1.
Mức tăng transaminase xảy ra do quá nhiều nguyên nhân nên chỉ giúp bác sĩ đưa ra một nhận định không rõ ràng. Cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để xác định chính xác hơn xem gan bị bệnh gì. Những nguyên nhân sau có thể làm tăng mức transaminase:
  • Viêm gan do virus.
  • Gan nhiễm mỡ.
  • Bệnh gan do rượu.
  • Bệnh gan do thuốc.
  • Viêm gan tự miễn.
  • Nhiễm độc thảo mộc.
  • Bênh gan di truyền.
  • U gan.
  • Suy gan.
  • Luyện tập gắng sức.
b.GGT  và AP (Men gan mật)
Mức GGT và AP tăng có thể là biểu hiện của tắc mật hoặc tổn thương, hoặc viêm đường mật. Những bệnh này thường có đặc điểm là giảm hoặc không lưu thông đường mật, được gọi là ứ mật. Loại tổn thương gan kiểu này được gọi là tổn thương gan mật, bệnh gan được gọi là bệnh gan mật (xơ gan mật tiên phát là một ví dụ của bệnh gan mật). Ứ mật trong gan nói đến tình trạng tắc đường mật hoặc tổn thương bên trong gan. Ứ mật trong gan có thể gặp ở người bị xơ gan mật tiên phát hoặc ung thư gan . Ứ mật ngoài gan nói đến tình trạng ứ mật hoặc tổn thương ngoài gan. Ứ mật ngoài gan có thể xảy ra ở bệnh nhân bị sỏi mật.
Khi bị viêm hoặc tắc đường mật, GGT và AP có thể bị tràn ra như mở kho dự trữ và đi vào dòng máu. Những men này tăng lên rõ rệt – gấp gần 10 lần giá trị bình thường ở giới hạn trên.
GGT được tìm thấy chủ yếu trong gan. AP được tìm thấy chủ yếu trong xương và gan nhưng cũng có thể ở nhiều cơ quan khác như ruột, thận và nhau thai. Vì vậy, mức AP tăng chỉ phản ánh có vấn đề về gan nếu có kèm theo tăng GGT. Nên nhớ rằng GGT có thể tăng và không kèm theo tăng AP, vì GGT dễ bị ảnh hưởng bởi rượu và những thuốc có độc tính với gan. Lưu ý rằng, những người hút thuốc thường có mức AP và GGT cao hơn những người khác với những lý do chưa biết rõ. Tương tự, nồng độ AP và GGT gần như phản ánh chính xác sau khi nhịn đói 12 giờ. Bắt đầu có sự phức tạp khi đánh giá xét nghiệm chức năng gan bất thường!
Nồng độ AP bình thường vào khoảng 35-115 IU/l, và nồng độ GGTP bình thường vào khoảng 3-60 IU/L. Một số nguyên nhân sau có thể làm tăng nồng độ AP và GGTP:
  • Xơ gan mật tiên phát.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ ở người không nghiện rượu.
  • Viêm đường mật xơ hóa tiên phát
  • Bệnh gan do rượu
  • U gan
  • Bệnh gan do thuốc
  • Sỏi mật.
2.Bilirubin
Bilirubin là một chất có màu vàng do gan sản xuất ra khi nó tham gia vào quá trình tái tạo hồng cầu già. Khi chất này tăng lên, mắt và da cũng có màu vàng (vàng da), nước tiểu sẫm màu như trà đặc, phân có màu đất sét nhạt. Khi có tăng bilirubin, trong khi không có sự bất thường trong các xét nghiệm liên quan đến gan, thấy rõ khi thăm khám thực thể, thường đây là những bất thường liên quan tới gan với phần lớn dân số.
Một cụm từ mà bác sĩ thường được nghe từ bệnh nhân là “tôi không thể bị bệnh gan vì tôi không bị vàng da”. Mọi người thường ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết những người bị bệnh gan không bao giờ bị vàng da. Thực tế là mức tăng bilirubin thậm chí không liên quan chút nào tới bệnh gan. Sự chuyển hóa của bilirubin phức tạp và trải qua nhiều bước. Nếu trục trặc ở một trong số những bước này sẽ làm tăng nồng độ bilirubin. Vì nó có liên quan tới gan, nên mức tăng bilirubin thường đi kèm với tình trạng gan kém hoặc tắc mật. Một số nguyên nhân sau có thể gẫn đến tăng bilirubin:
  • Xơ gan mật tiên phát
  • Viêm đường mật xơ hóa tiên phát
  • Viêm gan do rượu
  • Tan máu – Hồng cầu bị vỡ
  • Bệnh gan do thuốc
  • Sỏi mật
  • Suy gan hoặc tình trạng gan kém nói chung
  • Những khối u có ảnh hưởng đến gan, đường mật hoặc túi mật.
  • Viêm gan do virus.
  • Rối loạn chuyển hóa bilirubin lành tính mang tính gia đình, như hội chứng Gibert.
Tăng bilirubin thường đi kèm với tăng AP và GGT. Khi tăng đồng thời bilirubin, AP và GGT có thể bị ứ mật. Tuy nhiên nếu mức bilirubin vẫn bình thường nhưng GGT và AP cao, thì có thể bị ứ mật không vàng da. Những bệnh có đặc điểm bilirubin cao, GGT và AP cao thường là bệnh gan mật.
3.Protein gan
Albumin, prothrobin (yếu tố II) và globulin miễn dịch là những protein được sản xuất chủ yếu bởi gan. Khi có bất thường về mức protein này có thể giúp xác định liệu có bị bệnh gan trầm trọng hay không.
4.Albumin
Mức albumin bình thường trong máu khoảng 4g/dl. Khi gan bị tổn thương nghiêm trọng, nó mất khả năng sản xuất albumin. Những người bị bệnh gan mãn tính đi kèm với tình trạng xơ gan thường có mức albumin dưới 3 g/dl. Mức albumin thấp nói chung chỉ tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng kém và không chỉ có riêng ở bệnh gan.
Đôi điều về hội chứng Gilbert
Đôi điều về hội chứng Gilbert là một rối loạn chuyển hóa bilirubin di truyền, rất phổ biến và lành tính. Nó xuất hiện ở khoảng 4-9% dân số. Chúng có đặc điểm là tăng mức bilirubin không liên tục. Hội chứng này thường được phát hiện khi xét nghiệm máu thường xuyên, khi xét nghiệm này được tiến hành để đánh giá những bệnh khác, hoặc trước khi tuyển dụng hoặc trước khi tham gia bảo hiểm. Mức bilirubin thường tăng tới 3 mg/dl nhưng hiếm khi vượt quá mức 5 mg/dl. Mức tăng thường rõ rệt khi đói, stress, kỳ kinh nguyệt, hoặc khi bị ốm không phải do gan hoặc khi bị nhiễm khuẩn. Vàng da là bất thường duy nhất phát hiện thấy khi khám thực thể. Một số người có những triệu chứng thông thường như khó chịu vùng bụng, buồn nôn hoặc mệt mỏi; tuy nhiên một số chuyên gia lại cho rằng những triệu chứng này là do lo lắng. Tất cả các xét nghiệm chức năng gan đều bình thường. Không khuyến cáo làm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm gan và sinh thiết gan, nhưng nếu làm thì sẽ bình thường. Không có biến chứng lâu dài từ hội chứng vô hại này và không cần điều trị.
5.Thời gian prothrombin
Gan sản xuất ra phần lớn các yếu tố tạo ra cục máu đông mà cơ thể dùng để ngăn chặn sự chảy máu. Thời gian để tạo ra một cục máu đông này gọi là thời gian prothrombin (PT), thông thường khoảng từ 9-11 giây. Vitamin K là một thành phần quan trọng của quá trình tạo cục máu đông. Nếu gan bị tổn thương nghiêm trọng hoặc bị thiếu vitamin K (đôi khi xảy ra ở bệnh gan mật như xơ gan mật tiên phát), PT sẽ kéo dài hơn nhiều so với bình thường, do vậy làm tăng nguy cơ chảy máu quá mức. Trong một vài trường hợp, tiêm vitamin K giúp PT trở về bình thường. Khi tiêm vitamin K mà có cải thiện được PT cho thấy rằng gan vẫn còn chức năng. Khi PT không bình thường hóa được khi tiêm vitamin K, tình trạng đó gọi là bệnh chảy máu (có xu hướng xảy máu quá mức), tổn thương gan nặng và/ hoặc có suy gan. Để điều chỉnh sự khác nhau trong các phòng thí nghiệm cách đo PT, thường dùng tỷ lệ quốc tế (INR).
6.Globulin miễn dịch
Globulin miễn dịch là những protein liên quan đến hệ miễn dịch, một vài trong số này được được tạo ra ở gan và một số được tạo ra từ bạch cầu – tế bào máu trắng. Một vài loại globulin miễn dịch tăng lên ở nhiều người bị bệnh gan mãn tính. Mức tăng globulin miễn dịch A, G và M (IgA, IgG, IgM) có thể là biểu hiện của bệnh gan nào đó (xem bảng 3.1)
7.Tiểu cầu
Tiểu cầu là tế bào máu giúp hình thành cục máu đông. Lá lách đóng vai trò như một kho dự trữ tiểu cầu. Ở những người xơ gan, lá lách  thường phải làm việc nhiều để bù lại chức năng bị suy giảm do tổn thương gan. Điều này thường làm cho lách to và số lượng tiểu cầu giảm, được gọi là giảm tiểu cầu. Bình thường tiểu cầu có số lượng từ 150-400 x 103/ microlit. Nếu bệnh nhân thấp hơn 150 x 103/ microlit được coi là giảm tiểu cầu, và nên nghĩ đến khả năng bị xơ gan.
8.Amoniac (NH3)
Amoniac là một sản phẩm phân hủy của amino acid. Tăng mức ammoniac trong máu có thể là một dấu hiệu của bệnh não. Một số bác sĩ dựa vào mức ammoniac để theo dõi bệnh nhân bị bệnh não, nhưng có một vài nghiên cứu cho thấy ít có mối tương quan giữa nồng độ ammoniac và mức độ của bệnh não, và việc sử dụng nó vào mục đích này còn đang còn gây tranh cãi. Không khuyến cáo xác định nồng độ ammoniac cho bệnh nhân bị bệnh gan, vì bất kỳ bệnh gan nào cũng có thể làm tăng nhẹ thông số này và không phải là chẩn đoán của bệnh não. Cuối cùng, có nhiều yếu tố làm tăng giả mức ammoniac mà có thể biết được sự sai số bao gồm hút thuốc, dùng một vài thuốc nhất định (như acid valproic), tình cờ bị lẫn mồ hôi vào mẫu máu trong quá trình lấy máu và phòng thí nghiệm chậm làm phân tích máu.
9.Một vài lưu ý cuối cùng về xét nghiệm máu
Nên nhớ một số loại xét nghiệm máu riêng biệt không thể dùng để dự đoán sự tiển triển của bệnh gan. Bản thân những xét nghiệm này ít khi biểu hiện rõ rệt. Chúng chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với một số các yếu tố khác, chúng phải được đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ. Nói cách khác, không nên quá đề cao những xét nghiệm riêng lẻ này. Mỗi xét nghiệm chỉ là một phần của sự phức tạp. Trong hầu hết các trường hợp, các xét nghiệm này chỉ đưa ra nhận định rằng có vấn đề gì bất ổn – chỉ là bước đầu tiên để đi đến sự chẩn đoán chính xác.
Sau khi đánh giá các kết quả xét nghiệm thông thường, thường yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu cụ thể để tìm ra nguyên nhân chính xác của các bất thường về gan. Bảng 3.1  liệt kê các xét nghiệm máu được dùng để chẩn đoán những bệnh gan cụ thể.  Nói chung, khoa xét nghiệm đưa cho bác sĩ kết quả xét nghiệm máu thông thường trong vòng 1 hoặc 2 ngày; nhưng kết quả xét nghiệm máu riêng biệt hơn có thể cần tới 2 tuần, phụ thuộc vào từng khoa xét nghiệm. Thời gian chờ đợi này thật không dễ dàng gì (bệnh nhân cần phải kiên nhẫn).

Bảng 3.1 Xét nghiệm máu được dùng để chẩn đoán những bệnh cụ thể của gan
Bệnh gan Xét nghiệm máu Đường lây
Viêm gan A Kháng thể viêm gan A IgM và IgG Đường ăn uống
Viêm gan B Kháng thể nhân viêm gan B (HbcAb)
Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HbsAg)
Kháng thể bề mặt viêm gan B (HBsAb)
Kháng thể e viêm gan B (HBeAb)
Kháng nguyên e viêm gan B (HBeAg)
DNA virus viêm gan B (HBV DNA)
Đường máu, sinh dục, mẹ mang thai lây con
Viêm gan C Kháng thể virus viêm gan C (HCVAb)
Acid Ribonucleic virus viêm gan C (HCV RNA)
Tăng globulin miễn dịch (IgG)
Đường máu, sinh dục, mẹ mang thai lây con.
Viêm gan tự miễn Kháng thể kháng nhân (ANA)
Kháng thể cơ trơn (SMA)
Kháng thể vi thể thận/ kháng gan (LKMAb)
Tăng globulin miễn dịch G (IgG)
Không lây
Xơ gan mật tiên phát Kháng thể kháng   (AMA)
Tăng globulin miễn dịch M (IgM)
Không lây
Bệnh gan do rượu Tăng nồng độ cồn trong máu
Tăng globulin miễn dịch A (IgA)
Thể tích huyết cầu trung bình >95 fl
Thiếu vitamin B12 và acid folic
Mức transferrin đã khử sialic acid
Không lây, do uống nhiều rượu
Nhiễm sắc tố sắt mô Sắt
Ferritin
Phần trăm bão hòa transferrin
Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC)
Xét nghiệm gen – sự tương hợp trong ghép mô kháng nguyên hồng cầu (HLA-H) và phân tích thăm dò DNA bằng PCR.
Không lây
Có tính gia đình
Ung thư gan Alpha-Fetoprotein (AFP) > 400 ng/dl Không lây
II.Tìm hiểu về chẩn đoán hình ảnh
Sau khi tiến hành xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ muốn xem hình ảnh tổng thể của gan. Vì vậy, bước tiếp theo là đi đến phòng X quang để có được một hoặc hơn hình ảnh của gan.
Có một số phương pháp được dùng để thu được hình ảnh của gan bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hoặc còn gọi là CT hoặc chụp cắt lớp CAT hoặc chụp cộng hưởng từ. Tất cả phương pháp này không cần phải can thiệp ngoại khoa, nó không làm đau và có thể tiến hành khi bệnh nhân đang tỉnh và được nằm xuống. Một hoặc hơn biện pháp này được thực hiện để định vị gan chính xác khi nó bị nghi ngờ có liên quan tới cơ quan khác; để xác định xem có những khối bất thường trong gan hay không; để đánh giá xem gan có bị to hoặc bị teo hay không; và/hoặc xem có sỏi mật trong túi mật hay không.
1.Siêu âm
Siêu âm được cho là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được dùng nhiều nhất để xem hình ảnh thai nhi ở phụ nữ mang thai, thực tế nó là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được dùng nhiều nhất để xem hình ảnh gan. Đây là phương pháp nhanh và ít tốn kém để quan sát hình ảnh của cơ quan này. Mặt dù được thực hiện tại phòng X quang nhưng thực tế không sử dụng tia X – sóng âm để thu được hình ảnh.
Siêu âm thường được tiến hành vào lúc đói. Khi đó túi mật chứa đầy mật và dễ dàng nhìn thấy sỏi mật. Thực tế có tới 95% số sỏi mật được phát hiện ra nhờ siêu âm. Siêu âm cũng dùng để phát hiện những khối u trong gan có thể lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư), nhưng nó không thể phân biệt được 2 loại này. Hơn nữa siêu âm có thể ước lượng được kích thước khối u. Tuy nhiên ngay cả khi siêu âm cho kết quả bình thường, điều này không có nghĩa là gan không có vấn đề. Thực tế, có nhiều người bị bệnh gan nhưng kết quả siêu âm vẫn thấy bình thường. Vì vậy đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm sau khi siêu âm.
2.Chụp cắt lớp và cộng hưởng từ
Chụp cắt lớp và cộng hưởng từ đưa ra hình ảnh toàn diện hơn của gan liên quan đến các cơ quan liền kề. Nó thường được sử dụng để đánh giá sâu hơn về khối u phát hiện được bằng siêu âm. Chụp cắt lớp sử dụng bức xạ gamma bằng cách cho tia X đi qua gan. Bất kỳ khối u nào đều cản tia X trên đường đi và lưu lại 1 hình ảnh. Với cộng hưởng từ, bức xạ từ sẽ tạo ra hình ảnh của gan. Cộng hưởng từ hữu ích trong việc phát hiện ra gan nhiễm mỡ, quá tải sắt, và u mạch máu – một khối u máu lành tính.
3.Một vài điều kết luận về chẩn đoán hình ảnh
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đem lại nhiều kết quả có ích làm tăng sự chính xác trong chẩn đoán. Tuy nhiên, ngay cả các kỹ thuật tiên tiến này cũng không thể biết được toàn bộ quá trình đang diễn ra trong gan. Điều quan trọng là phải hiểu rằng gan được ngụy trang rất tốt. Ngay cả những người bị bệnh gan nặng và xơ gan có thể cho kết quả chẩn đoán hình ảnh bình thường. Đây là điều quan trọng cần nhớ và được lặp đi lặp lại. Siêu âm, chụp cắt lớp và cộng hưởng từ có thể cho kết quả hoàn toàn bình thường tại bất kỳ giai đoạn nào của bệnh gan. Điều này giải thích tại sao bác sĩ phải dựa vào sinh thiết gan, như một tiêu chuẩn vàng để đánh giá bệnh gan.
III.Kết luận
Sau khi xem xong phần trên bạn đã có thể hiểu rằng xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh có thể đưa ra một vài nhận định quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng xác định chính xác đang có bệnh gì với gan. Nó cũng không giúp đánh giá được mức độ viêm hoặc tổn thương gan. Sinh thiết gan là xét nghiệm duy nhất có thể cung cấp chính xác thông tin này. . Nhưng trước hết, điều quan trọng là phải gặp bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để xác định khi nào cần làm sinh thiết gan và có kỹ năng để đọc kết quả và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất phục vụ cho việc điều trị.  Điều này cũng lý giải những kỹ năng gì mà bác sĩ chuyên khoa cần có và có thể thu thập được thông tin này ở đâu và khi nào.

Nguồn bài viết: drthuthuy.com

Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng qua vị trí

Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chúng xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với nhiều dấu hiệu khác. Bạn có thể chẩn đoán bệnh thông qua vị trí đau ở đâu.

Khi bạn ăn phải những thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm sinh hơi hoặc dung nạp quá nhiều thức ăn vào dạ dày, bạn rất dễ bị đau bụng. Đau bụng thường khỏi trong vài giờ hoặc kéo dài vài ngày. Đây là hiện tượng bình thường không nguy hiểm, nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý đến sức khỏe hơn.

Việc xác định nguyên nhân gây đau bụng thường rất phức tạp. Xác định vị trí đau sẽ giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân sâu xa gây nên. Bên dưới là hình minh họa, chẩn đoán các nguyên nhân gây đau bụng phổ biến, dựa vào từng vị trí. Nếu bạn bị đau bụng kéo dài, cơn đau thường xuyên lặp lại, khiến cơ thể khó chịu, khả năng bạn bị những bệnh sau đây khá cao:



Khi nào cần khám bệnh?


Mặc dù phần lớn đau bụng không trầm trọng, một số triệu chứng có thể báo hiệu một bệnh nặng. Tuy nhiên, thường không thể chẩn đoán nguyên nhân đau bụng dựa theo triệu chứng hoặc vị trí đau. Hãy đến bệnh viện nếu thấy:
- Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài.
- Đau ngày càng nặng hơn.
- Đau kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao.

Giải mã kết quả xét nghiệm máu


Trong phiếu kết quả xét nghiệm máu luôn có các cột: kết quả, trị số bình thường. Những chỉ số ấy có ý nghĩa gì, nó có “báo cáo” cụ thể các bệnh trong cơ thể không?

Máu do ba loại tế bào hợp thành là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu làm nhiệm vụ chuyên chở oxy từ phổi đến các cơ quan. Người trưởng thành bình thường có từ bốn-năm triệu hồng cầu/mm3 máu, phụ nữ thấp hơn đàn ông một chút. Tiểu cầu điều hòa sự đông đặc của máu. Nhờ vậy, đếm tế bào máu sẽ biết được máu loãng hay đặc, bệnh ung thư máu. Ngoài ra còn có huyết cầu tố, đây là “xe” chở dưỡng khí. Nếu lượng huyết cầu tố thấp HGB hơn mức trị số bình thường có thể bị thiếu máu. Bạch cầu gồm năm loại khác nhau cùng chung nhiệm vụ tấn công các vi sinh vật gây bệnh. Mủ tại các vết thương là xác chết của bạch cầu và vi sinh vật gây bệnh tạo ra. Số lượng bạch cầu tăng hơn mức bình thường cũng báo động có… quân địch trong cơ thể (viêm nhiễm…).
Xét nghiệm máu còn phát hiện các loại vi-rút gây bệnh HIV, viêm gan siêu vi A, B, C… Khi bị các bệnh này, do cần điều trị ngay nên bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. Bên cạnh phát hiện bệnh do lây nhiễm, máu còn “tố giác” nhiều mầm bệnh khác như tim mạch, huyết áp. TS Nguyễn Hoài Nam - Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “Cholesterol có hai loại, LDL hiện diện nhiều thì có hại cho cơ thể (chất này đem cholesterol do gan sản xuất ra các bộ phận khác trong cơ thể, nếu thừa sẽ gây xơ vữa, huyết khối)…, còn HDL có mặt đông đủ lại có ích cho sức khỏe vì chuyên chở cholesterol từ vùng xa về gan, hạ bớt mỡ trong các mạch máu. Vì thế, ngoài xem xét các chỉ số, cần xem thêm triglixerit, nếu tăng nên tìm thầy chữa bệnh. Khi cholesterol tăng mà không điều trị thì điều gì xảy ra? Chúng làm cho dòng chảy của máu chậm lại. Chính tốc độ này khiến hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Đến một ngày, khi lòng mạch bị phá hủy hoàn toàn sẽ “bục”, nếu mạch máu ở não thì gây tai biến mạch máu não. Còn nếu mạch máu ở tim thì gây nhồi máu cơ tim…
 Thông qua máu, nhiều cơ quan nội tạng báo cáo được tình hình sức khỏe của chúng. Hai men gan thường xuất hiện trong bảng kết quả là: SGOT (còn gọi là AST), SGPT (còn gọi là ALT). Đã có trường hợp phát hiện nhiễm viêm gan nhờ kết quả xét nghiệm cho thấy men gan tăng. Bác sĩ chuyên khoa gan chỉ định xét nghiệm tìm viêm gan siêu vi. Kết quả người bệnh bị viêm gan siêu vi C. Khi còn trẻ, dưới 40 tuổi, là phụ nữ (không hút thuốc, không uống rượu), số lượng vi-rút chưa nhiều… nên người bệnh đã được điều trị khỏi bệnh (không còn sự hiện diện của vi-rút trong máu).
Ngoài ra, các chỉ số khác như: Albumin giảm hơn chỉ số bình thường báo động nhiều nguyên nhân có thể là bị bệnh ở gan hoặc thận, suy dinh dưỡng, viêm…, Globulin tăng khi gan bị đau hoặc bị một bệnh nào đó…, Glucose: nồng độ đường trong máu thường là con số không đổi, người bình thường dưới 126mg/dl hay dưới 7mmol/l (các phòng xét nghiệm có thể cho kết quả là đơn vị này hoặc đơn vị kia). Bên cạnh xét nghiệm máu tìm bệnh tiểu đường, ngày nay còn có những xét nghiệm tiến bộ hơn để tìm ra những người tiền tiểu đường nhằm có biện pháp phòng bệnh từ xa. BS Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán y khoa TP.HCM cho biết: “Xét nghiệm máu thấy đường huyết bình thường thì không thể biết được trước đó đã từng tăng cao hay chưa. Nhưng với chỉ số HbA1C thì biết được nhờ vào lời “tố cáo” của các hồng cầu tố”. Việc biết sớm tiền tiểu đường có giá trị sức khỏe rất lớn. Nhưng khi bị giảm đường huyết cần đi khám tìm nguyên nhân điều trị vì đó có thể đã bị bệnh gan, tuyến giáp…
Dấu vết còn lại sau khi tiêu hóa chất đạm trong máu là: Acid uric tăng ở những người ăn nhiều đạm, uống bia rượu… chỉ số này cao còn báo động bệnh gút. Những ai bị bệnh thận hoặc có thân nhân bị bệnh này rất rành các chỉ số về creatinin. Theo TS Phạm Văn Bùi - BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM thì: “Chỉ số creatinin cao thì nên đi khám chuyên khoa thận niệu để điều trị vì thận đã suy”.
Phương Nam
Nguồn phunuonline.com.vn

15 loại rau quả sạch nhất bạn nên ăn mà không sợ thuốc trừ sâu

Nhóm Công tác Môi trường của Mỹ vừa công bố danh sách cập nhật các loại trái cây dễ bị phơi nhiễm nhiều thuốc trừ sâu nhất và kèm theo một danh sách các loại trái cây sạch nhất.

Để hoàn thành danh sách này, Nhóm Công tác Môi trường đã tập trung vào 48 loại trái cây, rau quả phổ biến và dựa trên một phân tích gồm 32.000 mẫu được kiểm tra bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA).
Táo là loại quả dễ chứa thuốc trừ sâu nhất.
Táo là loại quả dễ chứa thuốc trừ sâu nhất.
Và đây là danh sách 15 loại trái cây sạch nhất:
1. Bơ
2 . Bắp (ngô) ngọt
3 . Dứa
4 . Bắp cải
5 . Đậu hà lan ( đông lạnh )
6 . Hành
7 . Măng tây
8 . Xoài
9 . Đu đủ
10 . Kiwi
11. Cà tím
12. Bưởi
13. Dưa đỏ
14. Súp lơ trắng
15 . Khoai lang
Sau đây là danh sách 12 loại trái cây chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất:
1. Táo
2 . Dâu tây
3 . Nho
4 . Cần tây
5 . Đào
6 . Rau bina
7 . Ớt chuông
8 . Quả xuân đào
9 . Dưa chuột
10 . Cà chua anh đào
11. Đậu tây
12. Khoai tây
Những phát hiện quan trọng khác:

- 99% các mẫu thử táo có ít nhất một dư lượng thuốc trừ sâu.
- Nếu tính theo lượng thuốc trừ sâu trên cân nặng, khoai tây chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất trong các loại rau củ, trái cây.
- Chỉ một mẫu thử nho duy nhất dương tính với 15 loại thuốc trừ sâu
- Các mẫu cần tây, cà chua, đậu hà lan và dâu, mỗi mẫu dương tính với 13 loại thuốc trừ sâu khác nhau
- Chỉ 1% mẫu bơ được phát hiện chứa thuốc trừ sâu
- 89% dứa, 82% kiwi, 80% đu dủ, 88% xoài, 61% dưa đỏ không có dư lượng thuốc trừ sâu.
Danh sách trên chỉ dựa vào tập quán trồng cây và độ đòi hỏi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho từng loại cây trồng.Ngoài thuốc trừ sâu, trái cây và rau củ còn được sử dụng rất nhiều loại hóa chất khác như chất bảo quản... Vì vậy, danh sách trên chỉ mang tính chất tham khảo, giúp cho người tiêu dùng, đặc biệt là các bà nội trợ có lựa chọn tốt nhất cho sức khoẻ gia đình mình!

3 tác hại nghiêm trọng nhưng ít được biết đến của tỏi

Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi nặng thì có thể dẫn đến tử vong.


 ăn nhiều tỏi có thể gây ảnh hưởng đến mắt, gan, thận và một số bệnh khác. 
Khi ăn tỏi cần phải lưu ý những điều không mong muốn sau:
* Tác hại khi ăn tỏi
- Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.
- Có những người không ăn được tỏi do dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối, ví dụ như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.
* Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi
- Không ăn cả tép tỏi nguyên
- Không nuốt cả tép tỏi
- Không ăn tỏi khi đói
- Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
- Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi, đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.
- Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút
- Không dùng tỏi đắp lên da đối với những người dị ứng với tỏi
- Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.

Chữa bệnh liệt dương: Ăn loại rau này trong vòng 1 tháng sẽ khỏi

Từ lâu, người ta đã biết đến rau hẹ có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương, nhưng ăn thế nào cho đúng và tốt cho bệnh thì không phải ai cũng biết.

Ca dao có câu: “Gió đông lạnh buốt tái tê, thanh hao lá hẹ tràn trề cỗ xuân”. Trong thời tiết nắng ấm có pha chút lành lạnh đầu xuân, rau hẹ phát triển tươi tốt trong vườn. Thứ rau này là thực phẩm của cả bốn mùa, nhưng ăn vào mùa xuân là tốt nhất.
Tục ngữ đã nói: “Ăn hẹ xuân thì thơm, ăn hẹ hè thì thối”. Mùa xuân thời tiết nóng lạnh bất thường cơ thể cần phải bảo dưỡng dương khí, mà rau hẹ lại có tính ôn nên rất thích hợp trong việc ôn bổ dương khí, bởi vậy hẹ còn được gọi là “rau khởi dương”. Rau hẹ khá giàu chất dinh dưỡng bao gồm đường, đạm, mỡ, caroten, vitamin B, C, chất xơ, canxi, photpho, sắt,… đặc biệt còn chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm. Rau hẹ mềm mại, có mùi thơm đặc biệt, vị lại hơi cay nên rất dễ ăn, được dùng làm gia vị đồng thời làm rau ăn. Từ xa xưa, trong thành phần nhân bánh bao, vằn thắn, sủi cảo… không thể thiếu rau hẹ.
Theo y học cổ truyền, rau hẹ vị ngọt cay, tính ấm, có công dụng ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương. Với chứng dương hư thận yếu, liệt dương, di mộng tinh, lưng đau gối mỏi có thể lấy 250g lá hẹ, 60g nhân hồ đào, dùng dầu vừng xào chín, ăn trong ngày, dùng liên tục trong một tháng sẽ có công hiệu rất tốt. Với chứng tỳ vị hư hàn gây đi lỏng có thể lấy 100g gạo nấu thành cháo loãng rồi cho 60g lá hẹ tươi rửa sạch thái nhỏ vào quấy đều, ăn nóng mỗi ngày một thang, dùng 6 tháng liên tục có thể đạt được mục đích kiện tỳ chỉ tả.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, rau hẹ có nhiều chất xơ nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, phòng chống bệnh táo bón và sâu răng. Chất xơ trong loại rau này còn có khả năng cân bằng các nhóm vi khuẩn đường ruột, giảm thiểu tác động của các chất gây ung thư niêm mạc ruột, dự phòng tích cực bệnh ung thư đại tràng. Ngoài ra, rau hẹ còn có tác dụng hỗ trợ trị liệu tăng huyết áp và các bệnh cơ tim.
Lưu ý: Rau hẹ khó tiêu nên mỗi lần không ăn quá nhiều. Ngoài ra, những người có thể chất âm hư nội nhiệt, hay bị mụn nhọt và mắc các bệnh về mắt thì nên kiêng ăn rau hẹ. Người xưa khuyên không dùng loại rau này ăn cùng với mật ong và thịt bò.

Những thực phẩm không nên nấu chung với nhau

Một số loại thực phẩm khi nấu chung, hoặc đưa vào cơ thể cùng một lúc có thể tương tác nhau gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Trong chế biến món ăn, cũng như món ăn bài thuốc trị bệnh, nên lưu ý tránh những thức ăn “kị” nhau. Dưới đây là một số lời khuyên của thầy thuốc Đông y, được đúc kết từ lâu đời:
- Thịt heo không nên ăn với ốc bươu, cam thảo.
- Thịt bò, thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.
- Gan dê không nên ăn với măng tre.
- Măng tre không dùng chung với mạch nha.
- Thịt chó không nên ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).
- Củ tỏi không nên ăn chung với cá trắm (vì sẽ dễ làm cho bụng chướng đầy, hay sinh ra sán).
- Cua không nên dùng với cam, quít (vì dễ gây buồn nôn).
- Thịt gà, trứng gà không nên ăn với quả lí.
- Quả lí không nên nấu chung với cá trắm đen.
- Cua không nên ăn với mật ong, kem, sẽ làm ứ trệ ở dạ dày.
- Cua không nên ăn với bí đỏ.
- Bí đỏ không nấu với tôm.
- Thịt dê không nên ăn chung với bí ngô, hoặc không nên dùng nồi đồng để nấu.
- Kị việc dùng cành củi cây dâu tằm để nấu thịt lươn.
- Lươn kị nấu với táo đỏ.
- Thịt lươn trắng kị ăn với giấm.
- Cua không nấu với quả cà dái dê.
- Bắp kị nấu với ốc.
- Ốc không nấu với mì để ăn.
Tùy theo mỗi người, mà những món ăn “kị” nhau sẽ gây nên những chứng như: khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Thận yếu thì phát theo chứng của thận, dạ dày yếu thì phát chứng dạ dày.

Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau

Không phải thực phẩm nào cũng có thể nấu chung với nhau. Những loại thực phẩm có thành phần vitamin và khoáng chất không tương đồng khi nấu có thể làm hòa tan các chất dinh dưỡng có trong bát cháo của con khiến bé ăn hoài không lớn. Cũng có những loại thực phẩm có thời gian tiêu hóa khác nhau, độ nhai khác nhau nếu nấu chung có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu.
Nấu ăn dặm cho trẻ là một “nghệ thuật” và mẹ hãy ghi nhớ những qui tắc sau để làm một đầu bếp “nghệ sĩ” thật chuẩn cho trẻ
Cải bó xôi và tôm
Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau - 1
Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic.  Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.
Thịt lợn và đậu nành
Theo quan niệm của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn và đậu nành không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu nành là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt-pho nên khi kết hợp chế biến đậu nành với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu có khả năng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Với trẻ ăn dặm chỉ hay ăn thịt nạc, nếu mẹ nấu thịt lợn cùng đậu nành cho con thì sẽ rất phí chất.
Cam dầm sữa
Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau - 2
Nhiều mẹ có thói quen làm cam dầm trộn thêm sữa cho con ăn chiều. Thực ra, đây là một quan niệm sai lầm. Nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa trong cơ thể bé.
Thường món cam sữa hay nước cam sữa chua rất hay được mẹ Tây dùng làm mẹo trị con táo bón vì sau khi uống món này, cơ thể các bé sẽ có phản ứng muốn “tống” ngay chúng ra ngoài.  
Gan xào rau cần hay cháo gan cà rốt
Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau - 3
Gan rất nhiều sắt và tưởng như tốt cho trẻ. Tuy nhiên nếu nấu chung gan với rau cần hay cà rốt, bé sẽ chẳng hấp thụ được tí sắt nào. Lý do: Cellulose xung khắc với sắt. Các loại gan động vật có chứa nhiều sắt, nên nếu được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt chứa nhiều cellulose, cellulose sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể bé.
Óc lợn và trứng gà
Nhiều mẹ có thói quen mua óc lợn về rồi đập trứng gà vào rán lên hoặc hấp cho bé ăn. Món ăn này rất thơm ngậy nên bé nào cũng mê. Tuy nhiên chúng lại không tốt cho trẻ. Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu trẻ.
Canh, súp cà rốt và củ cải
Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau - 4
Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước bé thích mê, Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho con về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.
Nước ngọt có ga và cơm
Với các bé lớn, mẫu giáo, khi biết uống nước ngọt có ga thì thường rất mê. Nhiều bé đòi mẹ bữa ăn cơm phải có một cốc nước có ga bên cạnh mới chịu ăn. Và vừa ăn vừa uống nước ngọt. Cách chiều con như vậy là sai lầm. Uống nước ngọt khi ăn cơm sẽ  làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày.

Làm đẹp cùng với nước vo Gạo



Nước vo gạo vốn vẫn được biết đến như một trong những nguyên liệu làm đẹp lành tính, sử dụng đúng cách và thường xuyên sẽ giúp bạn giữ được nét thanh xuân và vẻ đẹp lâu dài.
 Chống lão hóa da
Trong nước gạo có chứa Vitamin B5 rất có lợi cho da, vì thế bạn có thể dùng nước gạo rửa mặt hay tắm thường xuyên để ngăn chặn sự lão hóa và giúp da trở nên bóng đẹp hồng hào. Hãy pha chế theo cách sau: Cho gạo trắng cộng thêm một ít nước lạnh vào máy xay, sau khi xay xong hãy đổ nước gạo xay lần 1, rót tiếp nước lạnh vào máy để xay tiếp lần 2.
Tiếp đó giữ cho nước gạo của lần xay thứ 2 này qua một đêm để nó lắng lại, gạn lấy chỗ nước màu trắng sữa. Và cuối cùng là pha nước gạo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1,5 rồi dùng thay cho sữa rửa mặt hoặc sữa tắm. Riêng pha chế nước gạo dùng để rửa mặt nên cất ở ngăn lạnh, song không được để quá 2 ngày nếu không nước sẽ bị lên mốc và biến chất.
Nước tẩy trang hiệu quả
Dùng bông phấn thấm đẫm nước vo gạo vỗ nhẹ lên khắp mặt. Dùng nước vo gạo thay nước tẩy trang trong thời gian dài sẽ làm cho da từ từ trắng sáng, mịn màng. Tuy nhiên bạn cần nhớ, sau khi dùng nước vo gạo, phải rửa sạch mặt với nước ấm.
Mịn da, hết thâm mụn
Dùng nước lạnh để rửa qua gạo, sau đó vò gạo thật mạnh bằng một lượng nước vừa đủ. Hứng chỗ nước vo gạo này vào một chiếc chậu sạch, giữ qua một đêm thì chắt phần nước gạo trong để riêng ra (nhưng đừng vội đổ đi nhé) và giữ lại chất lắng đọng ở dưới đáy.
Dùng chỗ nước gạo lắng đọng này đắp lên mặt, da và massage da khoảng 15-20 phút cho tới khi lớp bột gạo khô đi. Thực hiện thao tác tương tự cho đến lúc hết chỗ nước gạo này. Đến lớp mặt nạ cuối cùng được đắp thì chờ cho lớp bột gạo khô tự nhiên rồi dùng tay nhẹ nhàng phủi lớp bột đi, gột sạch bằng nước vo gạo trong vừa chắt ra ban nãy. Cuối cùng là dùng nước lạnh rửa lại một lần nữa. Với cách làm đẹp này, bạn nên thực hiện với mật độ 1 tuần/lần. Lỗ chân lông sẽ được làm sạch, lấy đi bụi bẩn và vết thâm cũng giảm rõ rệt.
Trắng răng, thơm miệng
Sau mỗi lần vo gạo hàng ngày, bạn hãy giữ lại nước gạo để đánh răng. Nó sẽ có tác dụng rất tốt trong việc chữa các chứng bệnh liên quan đến răng miệng. Loại kem đánh răng này không chỉ làm cho hơi thở của bạn thơm tho và sạch sẽ hơn mà còn giúp hàm răng xỉn màu của bạn trở nên trắng bóng hơn mà không cần phải nhờ đến bác sỹ nha khoa.
Hết xơ và gãy tóc
Sau khi vo gạo, bạn hãy đổ nước vo gạo vào một vật đựng có nắp (bình, chai…) bằng sành hoặc sứ (tuyệt đối không được bằng chất liệu thủy tinh) rồi đậy kín lại và để ở nhiệt độ khoảng 20 độ C. Sau 10 ngày khi thấy nước gạo trong bình có mùi thơm và hơi chua là có thể đem ra sử dụng.
Bởi lúc này nước gạo đã lên men thành chất axit loãng có tác dụng bảo vệ tóc. Cách này có khả năng lưu giữ hàm lượng dinh dưỡng vitamin A và C giúp tóc óng mượt, vitamin B giúp các tế bào sắc tố màu đen trở nên đen hơn. Khi dùng để gội, bạn chỉ nên xát nhẹ nước gạo đã pha chế lên chân tóc và gội lại bằng nước sạch. áp dụng cách này 2 lần/tuần, mái tóc của bạn sẽ đen óng ả và khỏe mạnh.

Bài thuốc chữa bệnh từ muối ăn




Muối là gia vị không thể thiếu trong các món ăn, muối còn được dùng chữa một số bệnh mà ít ai biết đến vì khả năng sát khuẩn của nó.
1. Làm trắng răng
- Việc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối biển có tác dụng làm trắng răng, cải thiện men răng. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn kháng khuẩn răng miệng một cách hiệu quả, điều này đồng nghĩa lợi (nướu) của bạn cũng được bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
- Bên cạnh việc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối, bạn cũng có thể dùng nước muối loãng (nước pha muối) để súc miệng, giúp sát trùng răng miệng và cho bạn hơi thở thơm tho.
2. Giúp sáng mắt
Sau khi rửa sạch mặt, lấy nửa chậu nước ấm, cho một ít muối vào chờ cho tan. Úp mặt xuống dung dịch này, để nguyên như thế, mở mắt ra, di chuyển cầu mắt lên, xuống, sang trái, sang phải để đạt được hiệu quả tối ưu.
3. Sưng họng đau, viêm khoang miệng
Mỗi ngày ngậm và súc nước muối nhiều lần.
4. Chảy máu chân răng
Sáng và tối dùng bột muối đánh răng.
5. Đau răng do phong nhiệt
Cành hòe nấu lên cho vào ít muối, ngậm và súc miệng. Cành hòe nấu lấy hai bát nước, cho vào 500g muối, nấu cho khô cạn, nghiền thành bột, mỗi lần bôi ít vào chân răng đau; dùng nước muối đặc súc miệng.
6. Hay bị táo bón
Mỗi ngày vào lúc sáng sớm khi đói hãy uống một chén nước muối nhạt.
7. Viêm túi chân lông
Hằng ngày lấy ít muối tinh xát vào chỗ đau.
8. Đau phong thấp cơ và khớp
Muối ăn 500g, tiểu hồi hương 125g, sao nóng lên bọc vải đắp vào chỗ đau, lạnh lại sao nóng đắp, ngày 2 lần.
9. Tẩy mụn
Đối với những bạn bị nốt mụn ở lưng, ngực, muối cũng có tác dụng trong việc tẩy bớt mụn. Trước tiên bạn phải tắm nước ấm cho cơ thể nóng lên, lỗ chân lông giãn ra, sau đó chà muối lên lưng, dùng bông tắm massage nhẹ khoảng 1 phút, không nên mạnh tay. Tiếp theo, dùng miếng bông xốp lớn nhúng vào nước muối, dán lên lưng khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước.
10. Muối khống chế lượng dầu
Với những bạn da mặt nhờn, có thể xoa một chút muối lên sau khi đã rửa sạch mặt, massage nhẹ nhàng rồi để yên khoảng 3 phút. Sau đó dùng ngón tay giữa massage dọc hai bên sống mũi từ dưới lên trên.
11. Khử độc cơ thể
- Làn da bị sạm đen, nổi mụn nếu phải thu nạp một lượng quá lớn các chất hóa học do môi trường ô nhiễm, khói, bụi…
- Để thanh lọc cho cơ thể cũng như làm tươi mới làn da, không khó như bạn vẫn tưởng, chỉ cần khi tắm bạn thêm ½ chén muối biển vào trong chậu nước tắm, tiếp đó ngâm mình ít nhất 10 phút trong đó sẽ giúp cơ thể cũng như làn da thải loại được những chất hóa học rất độc hại.

Bí quyết phòng chống ung thư


Gần đây, tạp chí “Quốc Phòng” của Mỹ đã đúc rút ra nhiều nghiên cứu y học và chỉ ra 20 diệu kế phòng chống ung thư sau đây.

Sưởi nắng
Vitamin D có thể phòng ngừa nhiều loại ung thư bên trong như ung thư hạch, ung thư tuyến sữa và ùng thư kết tràng vv, tuy nhiên vitamin D trong da cần tia tử ngoại chiếu vào mới có thể phát huy uy lực chống ung thư , vì vậy tốt nhất mỗi ngày nên sưởi nắng 10-15 phút.
Ăn 1 quả cam/ngày
Vitamin C trong cam có tác dụng trợ giúp giết chết trực khuẩn xoắn ốc ở hậu môn-đây là kẻ thù gây ra ung thư dạ dày.
Ăn nhiều hoa quả màu đỏ
Phòng chống ung thư: Hoàn toàn có thể với 20 cách làm đơn giản 1
Dưa hấu, cà chua và nho giàu carotein, đây là thành phần chống ung thư nổi danh, careotein trong cà

Uống cà phê giải phóng cafein
Mỗi ngày uống 2 ly cà phê loãng này có thể làm cho tỉ lệ phát sinh ung thư trực tràng giảm thấp 52%.
Ăn nhiều súp lơ luộc
Súp lơ luộc hoặc hấp 4-5 phút có thể làm cho hiệu quả của công thần chống ung thư là Sulforaphane tăng lên bội phần, tuy nhiên cần chú ý không nên hấp bằng lò vi sóng, nếu không sẽ mất 50% công hiệu. Khuyến nghị kết hợp với các loại giàu selen như hạt hướng dương,quả hạt vỏ cứng hoặc nấm ăn …hiệu quả càng cao.
Phòng chống ung thư: Hoàn toàn có thể với 20 cách làm đơn giản 2
Ăn nhiều chuối
Thụy Điển phát hiện, phụ nữ mỗi tuần ăn 4-6 quả chuối, nguy cơ ung thư thận giảm thấp 54%.
Ăn nhiều tỏi
Chất xúc tác Alliin trong tỏi có tác dụng chống ung thư . Sau khi cắt tỏi, để trong không khí 10 phút, chất xúc tác Alliin sẽ phát huy tác dụng càng rõ rệt.
Bổ sung canxi hàng ngày
Mỗi ngày uống 3 cốc (khoảng 200ml) sữa tách béo và thêm 200ml sữa chua có thể khống chế sự phát triển của búi trĩ kết tràng, phòng ngừa ung thư kết tràng.
Nướng khoa học
Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao dễ sinh ra các amin tạp tuần hoàn, vì vậy khi nướng không nên để nhiệt độ quá cao hoặc trước khi nướng cho thịt vào lò vi sóng làm nóng, như vậy sẽ rút ngắn được thời gian nướng và giảm thấp hàm lượng amin tạp tuần hoàn.
Phòng chống ung thư: Hoàn toàn có thể với 20 cách làm đơn giản 3
Không ăn xúc xích
Nghiên cứu phát hiện mỗi ngày ăn một cây xúc xích nhỏ cũng dễ làm cho nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy tăng lên 67%, vì vậy nên hạn chế ăn các thực phẩm đã qua gia công, chế biến.
Rời xa bánh mỳ trắng
Bánh mỳ trắng và một số thực phẩm chế biến tinh có chỉ số đường huyết cao, sẽ thúc đẩy insulin và “các yếu tố tăng trưởng giống insulin” bài tiết ra, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy nên ăn nhiều thực phẩm toàn lúa mỳ hoặc ngũ cốc.
Giảm cân
Ung thư tuyến sữa, ung thư tuyến tụy và một số ung thư khác đều liên quan đến béo phì.
Vận động 30 phút/ngày
Vận động hàng ngày hoặc ít nhất duy trì 5 ngày/tuần. Luyện tập thể thao có hiệu quả điều tiết mức hoocmon trong cơ thể, phòng ngừa ung thư buồn trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến sữa và ung thư kết tràng.
Cai thuốc

Phòng chống ung thư: Hoàn toàn có thể với 20 cách làm đơn giản 4
Những nơi khói thuốc thơm đi qua bao gồm cổ họng, yết hầu, thực quản đều ẩn nấp các nhân tố biến thành ung thư. Không chỉ như vậy, nó còn tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, đường ruột, tử cung và bầu ngực vv.
Làm việc nhà
Nghiên cứu của Canada phát hiện, làm việc nhà rất có ích phòng chống ung thư, sau khi tắt kinh, nếu phụ nữ thường xuyên làm việc nhà, nguy cơ ung thư tuyến sữa sẽ giảm thấp 30%.
Hãy cẩn thận chất radon
Loại khí thể phóng xạ không mùi này là nguyên nhân lớn thứ 2 gây ung thư phổi ở Mỹ. Sau khi xây/sửa nhà xong nhất định phải kiểm tra kỹ không khí trong phòng, tốt nhất nên xây/sửa xong một thời gian mới chuyển đến ở.
Qua 50 tuổi, nên soi kết tràng hàng năm
Mặc dù lần kiểm tra sức khỏe , xét nghiệm phân gần đây nhất không có vấn đề gì nhưng cũng không thể lơ là bỏ qua, nếu trong gia đình có tiền sử ung thư kết tràng thì nên kiểm tra sớm hơn 50 tuổi.
Chụp scan ngực
Chụp X quang bầu ngực kết hợp với chiếu tia B kiểm tra tường tận có thể bắt được từng ke tơ sợi tóc của manh mối gây ung thư tuyến sữa. Nghiên cứu của Đại học California phát hiện, bác sỹ có kinh nghiệm trên 25 năm thì khả năng kiểm tra càng giỏi, càng chuẩn.
Kiểm tra gene
Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh ung thư , tốt nhất nên đến việm kiểm tra gene để kịp thời phát hiện ẩn hoạn của ung thư đồng thời sử dụng biện pháp phòng chống.
Chú ý sự thay đổi của bề mặt da
Định kỳ và phối hợp với bạn đời hoặc cổ động bạn tốt đi kiểm tra bề mặt cơ thể cùng nhau, bao gồm sau lưng, da đầu và những nơi khó chú ý tới. Nếu có màu tàn nhang, vết bớt hay nốt ruồi và lớn bé khác nhau thì cần chú ý, có thể là dấu hiệu của ung thư da. Ngoài ra, phụ nữ trên 40 tuổi nên đi khám da mỗi năm/lần.

Theo soha.vn

9 thực phẩm hay ăn chứa độc tố tự nhiên rất độc hại

Trong các loại thực phẩm mà các bà nội trợ mua sắm thường ngày, chắc hẳn sẽ có cá, nấm, măng, ớt, củ cải... Vì vậy, hãy thận trọng khi chế biến và sử dụng vì chúng có độc.

Từ trước đến nay, vấn đề ngộ độc thực phẩm vẫn luôn là mối đe dọa đối với sức khỏe chúng ta, nhất là những dịp hội hè, lễ Tết... Nhằm giúp bạn đọc thêm an toàn khi dùng thực phẩm, chúng tôi xin giới thiệu một số thực phẩm có độc tố tự nhiên để các bạn thận trọng khi chế biến và sử dụng.
Độc tố từ mật cá
Mật cá trắm với lời đồn truyền miệng rằng uống sống sẽ tăng cường sức khỏe, thế là có người uống. Khỏe đâu chưa thấy nhưng người uống có thể phải đưa đi cấp cứu. Trong mật cá có một chất alcol steroid là 5 a cyprinol, chất này sau khi vào dạ dày, được hấp thu vào máu đi tới gan, thận gây ra suy gan và suy thận cấp. Triệu chứng xuất hiện 1 - 2 giờ sau khi uống mật cá: người bệnh thấy khó chịu, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy, 1 ngày sau thấy đái ít dần rồi vô niệu, có thể phù hai chân, đau đầu, tăng huyết áp, vàng da nhẹ, dần tới suy thận, suy gan và có thể tử vong nếu không đi cấp cứu kịp thời tại bệnh viện để lọc máu. Vậy từ nay, bạn nhớ rằng không bao giờ uống hoặc để cho người thân của bạn uống mật cá trắm nhé!
Chất độc từ nấm
9 thực phẩm hay ăn chứa độc tố tự nhiên rất độc hại
Trên thực tế, có rất nhiều loại nấm: có loại nấm lành và có loại độc, ai không may ăn phải nấm độc sẽ phải học bài học cuối cùng. Nấm độc thường có ở rừng bắt đầu vào mùa mưa hoặc nấm dại mọc ở ven đường. Nấm độc được chia làm 2 nhóm: nhóm nấm xuất hiện triệu chứng ngộ độc sớm trước 6 giờ sau khi ăn, điển hình là nấm amanita muscaria, anipantherina, nấm đỏ hay nấm mặt trời.
Người bị ngộ độc có triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật cơ, đau cơ, ảo giác… thường không gây tử vong. Nhóm nấm độc lực cao, gây tử vong cao, điển hình là nấm amanita phalloides, A. ocreata, A. verna... Người bị ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện muộn sau khi ăn nấm từ 6 - 24 giờ hoặc 48 giờ sau với các biều hiện: buồn nôn, nôn, cơn đau quặn bụng, tiêu chảy, tiểu ít, nước tiểu vàng thẫm, vàng mắt, suy gan và suy thận cấp. Nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Vì vậy, bạn chỉ nên mua và ăn những loại nấm mà bạn biết chắc chắn là ăn được. Không bao giờ bạn mua hay ăn nấm lạ để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình.
Chất độc trong măng
Xyanua là chất gây độc trong măng. Một nghiên cứu trên 3 loại măng cho thấy: măng trắng (được bào từ củ măng), măng trắng ngâm nước nửa ngày, khi đó, măng đã ra nước hơi chua và măng vàng là măng đã qua luộc và ngâm nước bán trên thị trường đều có hàm lượng xyanua rất đáng lo ngại. Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước.
9 thực phẩm hay ăn chứa độc tố tự nhiên rất độc hại 2
Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm dân gian là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
Sắn cũng có chất xyanua
Trong sắn có chứa chất độc  xyanua. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc. Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.
Chất độc trong khoai tây
Khoai tây để lâu ngày hoặc để chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ khoai đã chuyển sang màu xanh thì hàm lượng chất độc solanin trong khoai tăng lên rất cao. Triệu chứng ngộ độc là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở.
9 thực phẩm hay ăn chứa độc tố tự nhiên rất độc hại 3
Để tránh ngộ độc khoai tây, bạn không nên mua hoặc chế biến thức ăn từ những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu...
Nấm trong lạc rất độc
Lạc (đậu phộng) tươi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Nhưng nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường ẩm ướt..., lạc dễ bị mốc. Nấm mốc trên lạc rất độc, người ăn phải sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy... Phòng tránh bằng cách phơi khô, bảo quản tốt, tránh để ẩm mốc; không ăn những hạt lạc đã bị mốc, thâm đen hoặc những hạt bất thường.
Chất độc có trong hạt điều
Hạt điều thô chứa urushiol - một độc tố, khi ăn hạt điều có chứa chất độc với số lượng lớn có thể gây tử vong. Khi mua hạt điều, bạn cần chú ý xem hạt điều đã được hấp lên hay chưa. Bạn chỉ mua và dùng làm thực phẩm hạt điều thô đã được xử lý bằng cách hấp lên.
Ớt cũng có độc
Quả ớt chứa trong lớp vỏ của nó chất capsaicin, là một chất gây cảm giác cay và nóng khiến cho bạn có cảm giác ngon khi ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ không chịu nổi, tê liệt vị giác và có thể nguy hiểm đến tính mạng nữa. Vì vậy bạn không nên ăn nhiều ớt.
Độc tố trong củ cải trắng
9 thực phẩm hay ăn chứa độc tố tự nhiên rất độc hại 4
Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.

Thế Giới Yêu Xe

Lượt xem

hit counters hit counter supply chain management
Bí quyết sống khỏe. Powered by Blogger.
 
© Copyright 2013 Bí Quyết Sống Khỏe